Trên con đường tu đạo luôn cực kỳ theo đuổi!

Đã từ rất lâu rồi tôi ko viết bài; cũng vì công cuộc tu luyện cho con đường thiên thu đại đạo. Sau gần 3 năm bước chân vào con đường tu đạo, đã kinh qua ko ít các khía cạnh của ngành Khoa học máy tính (CNTT), gặp được vô số các tu tiên giả, từ newbie cho đến tầm cỡ cường giả, thậm chí là một ít các siêu cấp cường giả, bản thân cũng tự đúc rút ra 1 số cái nhìn. Lần này, tôi sẽ viết về các cảnh giới level của Kỹ Sư CNTT mà các đạo hữu làm việc trong ngành này đều phải trải qua, đều muốn đạt tới.

Junior Dev, Senior Dev, Thạc Sĩ, Tiến Sĩ, ... How to xác định đẳng cấp chuyên môn của họ, ít nhất phải như thế nào? Đương nhiên tôi cũng chỉ định lượng dựa trên góc nhìn của tôi, dựa theo kinh nghiệm học tập làm việc gần 3 năm qua. Không phải cứ tốt nghiệp đại học kỹ thuật chương trình trên 150 tín chỉ thì sẽ đc gọi là Kỹ sư đâu. Con đường tu tiên mới chỉ bắt đầu.

Tôi phân cấp như này ko phải là cho vui, hay do bị nhiễm truyện kiếm hiệp/tiên hiệp quá. Mà mục đích chính là rạch ròi kinh nghiệm chuyên môn ra để thấy quá trình trở thành cường giả chân chính nó khó khăn đến mức nào, cho dù là Senior rồi thì vẫn còn "thiếu sót" lắm, còn phải học dài dài! Ở ngoài kia ko thiếu người tài giỏi như mình, thậm chí tài giỏi vượt bậc mình cũng ko thiếu!

"chỉ mong đấu khí này cao như trời xanh!"


Từ các cảnh giới trong truyện Tiên hiệp.

Vài bộ truyện Tiên hiệp.

Tôi chỉ thích và chủ động đọc 1 số rất ít các thể loại sách. Tiên hiệp là 1 trong số đó; nên cái nhìn cũng khá phiến diện. Nói vậy thôi chứ cũng mới đang đọc dở Phàm nhân tu tiên - là bộ Tiên hiệp thứ 3 tôi đọc. Đầu tiên là Tru Tiên đọc hồi kỳ 2 năm 3 đại học, bộ thứ 2 là Đấu phá thương khung. 

Tru Tiên: quá chất lượng. Là thủy tổ của dòng Tiên hiệp. Truyện là sự giao thời giữa Kiếm hiệp sang Tiên hiệp; ko thể hiện sự rõ ràng trong cảnh giới tu luyện, nhưng khắc họa quá tuyệt vời các nhân vật. Main trầm mặc, tang thương, cả truyện cố sống vì người yêu vẫn còn hôn mê, nhưng cuối truyện lại vì thiên hạ thương sinh. Ôi nhớ ngày ấy, lúc đọc đến đoạn sư phụ Điền Bất Dịch (bị Tru Tiên kiếm điều khiển) chết ngay trước mặt main Trương Tiểu Phàm trong kiếm của Lục Tuyết Kỳ dưới sự kinh ngạc của Đạo Huyền chân nhân (khi đã nhập ma) mà rớt nước mắt. Những ngày tháng bình yên nhất có lẽ chính là những ngày tháng còn trẻ con bên cạnh cha mẹ, và những ngày tháng còn trẻ, tầm sư học đạo bên cạnh sư phụ. Video tóm tắt truyện tại đây.

Đấu phá thương khung: cục xúc. Truyện này ra sau bộ Phàm nhân tu tiên tôi đang đọc, nên rush khá nhanh. Truyện ko nhấn mạnh quá yếu tố tình cảm (chủ yếu là tình cảm cha con, sư đồ), nhưng có hệ thống tu luyện cũng tạm rõ ràng. Main tư chất cực cao, lại chăm chỉ, cục súc, chuyên "trêu chó" (do cậy có sư phụ bảo kê), lấy nhục nhã làm động lực. Nhớ lúc đọc đến đoạn Tiêu Viêm "ngàn dặm tìm về" để đánh chết Vân Sơn - tông chủ Vân Lam tông - mà thấy vô cùng sảng khoái! Đúng là tuổi trẻ! Ôi thương Vân Vận quá! Lấy nhục nhã làm động lực, chăm chỉ tu luyện ko ngừng. Ôi nhớ những ngày ở Ma thú sơn mạch - khi còn là 1 Đấu giả bị bọn chúng coi thường quá! Đặc biệt, tôi spam bài nhạc phim của phim này cũng đc hơn 1 năm rồi!

Phàm nhân tu tiên: hành động điềm tĩnh, tâm tư cẩn mật. Truyện này theo bạn mình nói thì là bộ truyện Tiên hiệp khởi nguồn cho hệ thống tu luyện, công pháp, tuyệt kỹ, đan dược, pháp bảo, trận pháp, pet, ... đặc trưng mà các bộ Tiên hiệp về sau đều dựa theo. 1 thế giới tu tiên có không gian phi thường rộng lớn, với đầy cảnh đẹp hùng vĩ cũng như vùng đất đáng sợ sẽ cuốn bạn vào nếu bạn cứ tiếp tục đọc. Main tư chất bình thường (so ra với người khác thì là cực kỳ "tầm thường"), nhưng cần cù bù siêng năng, nên gặp đc nhiều cơ duyên. Làm j cũng suy tĩnh kỹ càng chứ ko cục súc hành động, biết tiến biết lui. Mỗi giai đoạn ép level mà thăng cấp hoặc là đột phá cảnh giới xong thấy hừng hực khí thế.

Bản thân tôi khi mới đọc truyện thấy cũng khá nhạt nhẽo như bao truyện khác (đầu truyện mà), đến khi nhặt được cái bình ngọc thì thấy bắt đầu có mùi. Đến khi đánh chết Mặc đại phu thì thấy có vẻ hay. Đến khi lên Hoàng Phong cốc thì thấy đc phết. Đến khi đột phá Trúc Cơ thì thấy truyện thực sự chất lượng. Nhưng đọc đến đoạn Hàn Lập đột phá thành công Kết Đan kỳ thì ôi thôi, đọc truyện ko dứt ra đc! Giờ tôi đang đọc ở giai đoạn Nguyên Anh trung kỳ rồi; nhớ hồi ra Tết âm lịch, sắp đọc đến quyển Tung hoành nhân giới rồi mà sợ đọc cuốn quá ko dứt ra nổi, nên thành ra pause lại ko dám đọc tiếp. Bây giờ đã đột phá, phải tranh thủ đọc tiếp để khám phá tiếp thế giới rộng lớn đó mới đc! Đọc truyện nó cứ bị cuốn như chơi game nhập vai mà ko cần nạp thẻ vậy.

Nếu như Phàm nhân tu tiên có Nam Cung Uyển tiên tử thì Đấu phá thương khung cũng có Vân Vận tông chủ.

Vân Chi 😞

Các cảnh giới tu luyện.

Nếu như ở Phàm nhân tu tiên có Luyện Khí, Trúc Cơ, Kết Đan, Nguyên Anh, Hóa Thần, ...  thì bên Đấu phá thương khung cũng có Đấu giả, Đấu sư, Đại đấu sư, Đấu linh, Đấu vương, .... Đôi bên khá là tương đồng. Tuy nhiên, tôi mê Phàm nhân tu tiên quá rồi nên sẽ lấy thang đo trong Phàm nhân tu tiên làm chuẩn, ngoài ra thì sẽ lấy thêm 1 cảnh giới trước Đấu giả ở bên Đấu phá thương khung vào, vì Phàm nhân tu tiên ko có cảnh giới warm up như vậy.

Đấu phá thương khung giới thiệu 10 cảnh giới chính (và cảnh giới mở đầu). Trừ cảnh giới cuối cùng ra thì mỗi cảnh giới đều được chia ra làm 9 tinh (sao) nhỏ hơn. Việc ép cấp mỗi tinh là khá gian nan; việc ép từ đỉnh phong cảnh giới này lên cảnh giới tiếp theo còn gian nan hơn vô cùng. Tôi đánh số cho dễ cảm nhận.

Còn Phàm nhân tu tiên thì mỗi cảnh giới lớn lại chia ra làm 3 cảnh giới nhỏ hơn: sơ kỳ, trung kỳ, hậu kỳ. Càng lên cao thì khoảng cách giữa mỗi kỳ nhỏ này lại càng lớn. Nếu như Trúc Cơ sơ kỳ có thể solo với Trúc Cơ hậu kỳ thì Kết Đan sơ kỳ chỉ có thể solo với Kết Đan trung kỳ; và Nguyên Anh sơ kỳ thì ko thể solo với Nguyên Anh trung kỳ. Trừ main của chúng ta, với thần thức cường đại vượt cấp, cũng như tâm tư cẩn mật, đánh nhau bằng cả trí và sức, nên Nguyên Anh sơ kỳ nhưng vẫn gắng gượng bỏ chạy khỏi Nguyên Anh hậu kỳ được.

Đấu chi khí: Tập hợp đấu khí, Level 1 - 9. Là giai đoạn tập hợp đấu khí trong thiên địa để tự tạo ra đấu khí trong cơ thể. Khi đạt đến 9 đoạn đấu khí thì phải thực hiện tụ khí thành công thì mới có thể tấn giai Đấu giả.

Đấu giả: Đấu khí xoáy, Level 10 - 19. Chính thức bước vào con đường đấu giả. Đấu khí cuộn thành xoáy. Cần tu luyện đạt đến 9 tinh Đấu giả để hóa lỏng đấu khí thì mới tấn giai được Đấu sư. Tương đương với giai đoạn Luyện Khí kỳ trong Phàm nhân tu tiên.

Đấu sư: Đấu khí hóa lỏng, Level 20 - 29. Đấu khí có thể tạo thành lớp màng áo mỏng bảo vệ bên ngoài cơ thể. Cần tu luyện từ 1 tinh đến 9 tinh Đấu sư để hóa rắn đấu khí thì mới tấn giai được Đại đấu sư. Tương đương với giai đoạn Trúc Cơ trong Phàm nhân tu tiên, nội lực được thanh lọc đến tinh thuần, hóa lỏng, giúp cấu trúc lại cơ thể.

Đại đấu sư: Đấu khí hóa rắn, Level 30 - 39. Đấu khí có thể tạo thành áo giáp bảo vệ bên ngoài cơ thể, nhưng chưa đủ để ngưng đọng tạo vật như Đấu linh. Tương đương với giai đoạn Kết Đan trong Phàm nhân tu tiên, nội lực tinh thuần ngưng kết thành 1 viên kim đan.

Đấu linh: Đấu khí ngưng vật, Level 40 - 49: Đấu khí có thể ngưng đọng ra ngoài tạo thành hình dạng cố định như vũ khí. Tương đương với giai đoạn Nguyên Anh trong Phàm nhân tu tiên, viên kim đan được tôi luyện và vỡ ra thành 1 đứa chibi của bản thân.

Đấu vương: Đấu khí kích phát, Level 50 - 59: Đấu khí nhiều và mạnh đến mức chủ động kích phát ra ngoài tạo thành cánh, có thể giúp chủ nhân bay lượn, rất là bá đạo. Trong Đấu phá thương khung thì đây mới bắt đầu chính là cường giả của đại lục! Tương đương với giai đoạn Hóa Thần trong Phàm nhân tu tiên. Có điều Nguyên Anh kỳ tu sĩ là 1 loại tồn tại đáng sợ ở Nhân giới bên Phàm nhân tu tiên rồi. 1 mình tung hoành Thiên Nam, 1 tay răn dạy mọi thế lực chống đối. Tôi chưa đọc đến đoạn Hàn Lập đột phá Hóa Thần nên chỉ biết vậy thôi.

Đấu hoàng: Đấu khí liên tục không ngừng, Level 60 - 69. Đấu khí không ngừng hồi phục vì chủ nhân có khả năng điều động năng lượng trong không gian. Nên Đấu hoàng có thể chiến đấu liên tục mà không biết mệt. 1 Đấu hoàng có thể sánh ngang cả vạn quân, độc bước thiên hạ không ai dám gây chuyện.

Đấu tông: Cách không nắm vật. Level 70 - 79. Có thể bước đi trong không gian đơn giản như bước đi trên đất bằng, tốc độ vượt xa tốc độ bay cao nhất của Đấu hoàng.

Đấu tôn: Phong tỏa không gian, Level 80 - 89. Có thể phong tỏa không gian. Level này cao quá, ngay cả sư phụ của Tiêu Viêm lúc trước cũng mới đến level này: Dược lão - Dược Tôn giả.

Còn Đấu thánh vs Đấu đế thì thôi nhé, bài viết này ko mapping được đến 2 level đó đâu.

Tôi sẽ mapping các giai đoạn học tập, làm việc của 1 Kỹ sư CNTT từ khi sinh viên vào với từng level của thang đo cảnh giới tu luyện trên. Và cần phải nhớ rằng việc ép từng level là không hề đơn giản, ko phải một sớm một chiều trong vài ba tháng (thậm chí là cả mấy năm trời) là có thể thăng cấp thành công. Việc tấn giai từ đỉnh phong giai cấp này cho đến bắt đầu giai cấp sau lại càng khó khăn hơn; nếu không vượt qua được "bình chướng" thì không bao giờ bước được đến giai cấp sau, chứ đừng nói là trở thành cường giả.

Tư chất thông minh (giỏi Toán) có thể giúp tăng level rất nhanh ở một số giai đoạn ngắn trong từng giai cấp; tuy nhiên cũng ko thể giúp ta tăng level vùn vụt được. Và nói trắng ra là đến khi đạt tới một cảnh giới nào đó, thì tư chất cũng ko còn đóng vai trò quan trọng, cũng ko còn là lợi thế nữa. Đến lúc đó, để đột phá được bình cảnh, chúng ta cần 1 thứ gọi là cơ duyên. Tuy nhiên nói j thì nói, giỏi Toán vẫn cứ là vô cùng lợi hại hơn rất rất nhiều đi! Có những giai đoạn bắt buộc phải học tập, nghiên cứu, làm việc một lượng đủ lớn thì mới có thể đột phá lên level tiếp theo. Và cuối cùng, là ko có đan dược hay pháp bảo nào giúp gia tăng sức mạnh giống trong truyện cả! Tuy nhiên, nếu có định hướng rõ ràng, có được những người thày hay các mentor tài giỏi chỉ điểm cho thì quãng đường tu luyện cứ phải gọi là rút ngắn đi rất nhiều so với việc một mình mò mẫm.

Là 1 tu tiên giả, chúng ta cần phải trân trọng cả những người chỉ điểm cho chúng ta, đó cũng là cơ duyên, là một cái nợ ân tình! Mà đã là nợ ân tình thì nó quý giá lắm! Đây là những người mà chúng ta chỉ gặp được chứ ko cầu đc! Họ chính là đã giúp ta định hình cũng như thắp đuốc sáng đc phần nào con đường tu luyện còn đang tối thui trước mắt của chúng ta! Tu vi của họ phải cao như nào, thì họ mới có thể tự tin chỉ điểm cho người khác. Mà những người tu vi cao như vậy, họ thường là người trầm mặc, ít nói. Nhưng 1 khi đã chỉ điểm, thì chắc chắn đó sẽ là những kiến thức tương đương với vài năm công lực, đủ để bạn take note lại và nghiên cứu trong 1 quá trình ko ngắn!

Cho đến các level của Kỹ sư CNTT.

Có thể các ngành nghề khác cũng sẽ có những level tương ứng, tôi chỉ focus vào ngành nghề của tôi thôi!

Nếu tính từng pha nhảy số từ 1 đến 9 thì chi tiết quá, tôi cũng chả biết chia như nào. Nhưng nếu tính theo kiểu "sơ kỳ, trung kỳ, hậu kỳ" như trong Phàm nhân tu tiên, thì có lẽ ta có thể phân định đặc điểm của từng kỳ nhỏ trong toàn bộ 1 kỳ lớn:
  • Sơ kỳ: có hiểu biết sâu rộng nhưng chưa có thành tựu gì đáng kể.
  • Trung kỳ: có nhiều thành tựu đáng kể.
  • Hậu kỳ: tạo ra thành tựu dễ dàng.

Level 1 - 9 (Đấu chi khí): Sinh viên đại học.

"Sinh viên đại học" thật ra chỉ là cái tên đại diện cho những người ở level này thôi. Họ có thể là bất kỳ ai, miễn là bắt đầu bước vào con đường Khoa học máy tính thì đều thuộc level này. Tôi chọn Sinh viên đại học làm đại diện bởi vì đây là lực lượng nhận được điều kiện đào tạo chính quy nhất, được tạo điều kiện học tập nhất. Đương nhiên 1 cậu học sinh cấp 2 làm quen với lập trình và có đam mê học lập trình cũng được coi là thuộc giai đoạn này, nếu cậu ta có thể giải đáp được những điều mà các sinh viên đại học chúng ta được học.

Từ 1 đoạn đấu khí lên 9 đoạn đấu khí, coi như là trải qua mấy năm đại học. Ai nhanh thì ra trường đúng hạn - 4 hoặc 5 năm, thậm chí là chưa đến 4 năm. Ai chậm thì ra trường muộn - như tôi chẳng hạn, tròn 7 năm 20 kỳ học (tính cả kỳ hè) mới thoát khỏi cái ngục tù Bách Khoa. Tuy nhiên nếu chỉ nhìn vào việc ra trường để đánh giá level của 1 người thì thật là còn thiếu sót nhiều. Nhưng nếu trong quãng thời gian đại học, được đào tạo bài bản, có tinh thần cầu học, chịu khó cần cù bù siêng năng thì giai đoạn này đúng là khoảng thời gian vàng để trau dồi căn cơ tu luyện về sau.

Để có thể thành công trong việc "ngưng tụ 9 đoạn đấu khí" để đột phá lên Đấu giả, các sinh viên đại học phải học tập và rèn luyện đồng thời cả 2 mảng: Algorithm và Engineering. Trong 2 trụ này, nếu thọt 1 trụ thì sau đừng mong đột phá lên Level 40 (nếu như chỉ làm kỹ thuật)!

Đầu tiên, các sinh viên chúng ta phải học về Tin học đại cương và Toán cao cấp: Đại số, Giải tích I II III, Xác suất thống kê. Nghe có vẻ chán đời, lý thuyết nhiều vãi beep. Có điều chán thì cũng phải học thôi; ko sớm thì muộn rồi sẽ đến lúc phải mở ra đọc lại thôi. Nếu như các giảng viên đại học ko đem lại hứng thú khi học thì đành tự tìm hứng khởi từ nơi khác thôi! Trước mình cũng tạch lên tạch xuống vài lần Đại số, Giải tích III và Xác suất thống kê. Mãi cho đến khi được giác ngộ dần dần các môn thì mới cố gắng học tập rồi mới pass. Chứ còn cái thể loại như Vật lý điện tử thì thôi, em xin giơ tay rút lui thôi. 7 năm ác mộng cuối cùng cũng qua, nghĩ lại thấy may vãi lúa.

Tiếp theo, các sinh viên chúng ta sẽ phải học về các kiến thức Cơ sở ngành. Các kiến thức này xuất hiện trong các môn học như Toán rời rạc, Kiến trúc máy tính, Hệ điều hành, Cấu trúc dữ liệu và Giải thuật, Mạng máy tính, Cơ sở dữ liệu, Kỹ thuật lập trình. (Đúng ra còn phải học về Lý thuyết mạch và Kỹ thuật điện tử nữa nhưng chúng tôi ko đc đào tạo về phần cứng nên giờ vẫn cứ chả biết j về phần cứng cả). Sau khi tiếp thu được các kiến thức căn bản này, các sinh viên chúng ta sẽ có nền tảng kHá là vững về Computer Science. Từ đó trở đi, chúng ta coi như cũng lên được 3 đoạn đấu khí vậy!

Ưtf, học 1 đống các thứ như vậy trong suốt 2 năm mà mới lên đc 3 đoạn? Nghe khá cùi bắp đúng ko! Nhưng đó là sự thật, vì thật ra thì mấy thứ bạn vừa học chưa giúp bạn code ra cái khỉ gió j hơn là mấy chương trình console nhỏ nhắn như socket command client/server, select * from where, .... Vẫn còn 1 chặng đường dài phía trước để lên 9 đoạn đấu khí bạn ôi! Có điều cũng ko bao giờ được phép coi thường kiến thức của giai đoạn này, nếu ko sau sẽ ôm hận mà mở ra học lại thôi!

Do đó, đến giờ phút này, sau khi nhìn lại, tôi thấy rằng từ hè năm 2 trở đi, các bạn sinh viên nên bắt đầu tìm kiếm công ty/doanh nghiệp mà đi thực tập được rồi! Những cái chưa biết và sắp được học trên trường đại học vào các kỳ sau, ở ngoài doanh nghiệp, hầu như họ sẽ dạy cho hết (nếu những kiến thức đó là cần thiết với việc làm kỹ thuật ở doanh nghiệp đó)! Về cơ bản thì họ hướng dẫn hay bạn được học ở trên trường cũng chắc chẳng có chỗ nào hơn chỗ nào đâu, mỗi bên đều có cái hay và cái dở riêng. Nếu như học trên trường, chúng ta sẽ đc học theo kiểu khuôn mẫu, nhưng chắc chắn lý thuyết; thì ở ngoài doanh nghiệp, bạn sẽ đc học theo kiểu phóng khoáng (có phần dễ hiểu hơn nếu mentor là người có kinh nghiệm) và rush nhanh. Cái lợi ở đây chỉ xuất hiện khi bạn tự học về những thứ đc dạy thông qua Google, nhằm bù đắp những thiếu sót của mỗi bên, hiểu sâu hơn về những cái hay mà mỗi bên đem lại! Còn nếu cứ mặc kệ mải chơi suốt 5 năm đại học như tôi, học đâu biết "đó - delta", ko có sự tìm tòi sáng tạo và cầu học, thì đúng là năm thứ 5 rồi - lúc bạn bè cùng lớp đại học bảo vệ đồ án tốt nghiệp xong rồi - mà level chắc còn ko đc 3 đoạn đấu khí!

Sau khi có được tu vi căn bản về Cơ sở ngành rồi, các sinh viên của chúng ta phải nâng cấp code của mình từ dạng chỉ chạy trên console lên dạng chạy trên nhiều hình dạng khác (như Website, Webserver), để trở thành 1 phần mềm hoàn chỉnh (dù nhỏ thôi). Để làm được điều đấy, các sinh viên của chúng ta phải nâng cao kỹ năng lập trình, nâng cao kiến thức về hệ thống, bắt đầu chủ động tìm con đường học tập/nghiên cứu của riêng mình. Những điều này có trong những môn học như Lập trình hướng đối tượng (OOP), Quản trị cơ sở dữ liệu, Linux và phần mềm mã nguồn mở, Phân tích & thiết kế hệ thống, Phân tích & thiết kế thuật toán, Lý thuyết thông tin, Xử lý tín hiệu số, Xử lý ảnh, Xử lý tiếng nói, Tính toán song song, ... Quào, quả là 1 giai đoạn tích lũy khá là nhiều. Đương nhiên là nếu bạn đi sâu vào chuyên ngành nào thì chỉ cần thiết học những thứ thuộc về chuyên ngành đó, còn như lớp KSTN chúng tôi chả được theo chuyên ngành cụ thể nào cả nên cứ vơ mỗi thứ 1 tí. Dung nạp đủ hiểu kiến thức ở giai đoạn này có thể coi như chúng ta đã có được 6 đoạn đấu khí.

Tiếp theo, chúng ta bắt buộc phải lựa chọn được con đường của riêng mình. Có người thì sẽ đi theo hướng nghiên cứu khoa học, có người đi theo hướng thực tập kỹ thuật. Nhưng cho dù là hướng nào đi nữa thì để lên được đủ 9 đoạn đấu khí, các sinh viên chúng ta phải nghiên cứu hoặc thực tập đủ sâu và đủ nhiều về lĩnh vực mình lựa chọn. Và ko ai được phép xa rời việc coding, vì code là cách encode rất hiệu quả tri thức từ bên ngoài vào thành tri thức của bản thân. Người làm nghiên cứu đương nhiên sẽ ko quá rành về hệ thống như người đi thực tập, nhưng cũng ko thể ko biết dùng Linux để code, và bắt buộc phải code sao cho sáng sủa clean nhất có thể, để tránh bị chửi là lũ sinh viên năm 2 code kiểu all in.

Để luyện code thì có rất nhiều cách. Tuy nhiên đối với luyện code ở đẳng cấp này, thì quan trọng nhất là luyện về mặt tư duy thuật toán trước. Cái này thì cứ all in vào Leetcode mà chơi. Hồi trc còn là sinh viên, lớp tôi chơi nhiều thứ như HackerRank, Codewar, ... Còn bây giờ, tôi nghĩ Leetcode là quá đủ. Đương nhiên, nếu bạn thích luyện cả code về hệ thống, thì hãy tiếp xúc sớm với SOLID, Design Pattern và Software Architecture. Có điều ko dễ mà kiếm đc dự án lớn để chúng ta ở level này có thể thỏa sức tu luyện, áp dụng những kiến thức đó đâu. Nhưng ko có thì chúng ta hoàn toàn có thể tự tạo ra dự án. Hãy bắt đầu bằng việc code 1 mobile app hoặc Java desktop app để hiểu nguyên tắc thiết kế code của phần mềm, từ đó tìm cách áp dụng mô hình code của phần mềm đó theo Software architechture. Phần mềm này là của bạn nên hãy tùy ý thử sai mà áp dụng Design pattern vào xem.  

Sau khi đạt 9 đoạn đấu khí, sinh viên chúng ta sẽ phải vượt qua chặng cuối cùng: "Đồ án tốt nghiệp". Đồ án tốt nghiệp là kết tinh tri thức của chúng ta sau từng ấy năm học tập, nghiên cứu và làm việc.

Lấy Đồ án tốt nghiệp làm bình chướng thì có vẻ cũng ko đúng với nhiều người. Lấy làm đại diện thôi. Cơ bản thì bình chướng cuối cùng này khiến nhiều người rơi vào khốn khó vãi. Có người đăng ký ĐATN nhưng làm ko đc tốt theo ý của giáo viên hướng dẫn, ko đúng tiến độ; hoặc có người trả nợ xong hết môn học rồi nhưng lại thọt tiếng Anh; hoặc như tôi thì gần như 2 năm rơi dớp là để học lại Vật lý điện tử chẳng hạn. May mà có dịch covid nên thầy chấm nhẹ tay cho D vừa đủ qua môn ra trường.

Luyện Khí kỳ: Level 10 - 19: (Đấu giả): Junior Dev.

Junior Dev cũng chỉ là class đại diện cho lớp người ở level này. Về cơ bản, Đấu giả là sinh viên chúng ta khi đã tốt nghiệp đại học. Có điều nếu chỉ đơn thuần là lấy đc cái bằng tốt nghiệp mà ko có yêu cầu j khác thì nghe có vẻ rẻ rúng quá. Theo quan điểm của tôi, Đấu giả phải có kiến thức cơ bản vững chắc, khi vất ra ngoài doanh nghiệp thì họ phải chủ động nhận làm được công việc mới mà ko cần doanh nghiệp phải đào tạo lại các kiến thức đã được dạy ở trường đại học. Đương nhiên công việc mới ở đây sẽ ko tránh khỏi việc có thể phải nghiên cứu 1 lĩnh vực mới hoàn toàn với họ, nhưng họ có thể chủ động nghiên cứu (theo định hướng nếu có) chứ ko cần chỉ dạy tỉ mỉ lại những kiến thức cơ sở trong trường đại học bởi ai đó ở doanh nghiệp. Vậy nên, đây mới thực sự là bình chướng của các Sinh viên. Nếu ra ngoài doanh nghiệp rồi mà họ vẫn cứ phải chỉ dạy những thứ đã đc dạy ở trên trường đại học thì nghĩa là chúng ta vẫn chưa phải Đấu giả!

Tốt nghiệp đại học thì nhiều chứ thỏa mãn yêu cầu kia thì cũng ko nhiều. Lỗi này tại ai đây? Do sinh viên thiếu chủ động hay như nào?

Các Đấu giả sau khi tốt nghiệp đại học, có 2 con đường cho chúng ta lựa chọn. 
  • Theo con đường nghiên cứu khoa học: đi học Thạc sĩ (học bổng hoặc tự túc). Sau 18 tháng - 30 tháng, họ sẽ lấy được tấm bằng Thạc sĩ. 
  • Theo con đường làm kỹ thuật: trở thành các lập trình viên ngoài doanh nghiệp. Làm việc để tích lũy kinh nghiệm, phấn đấu trở thành Senior Dev. Nhưng căng thẳng hơn ở chỗ là ko có chuyện cứ 18 - 30 tháng thì ai cũng sẽ thành Senior đc đâu nhé LOL!
Ta có thể thấy, từ cái gốc được tạo lên do 2 cái trụ Algorithm và Engineering phát triển đồng đều, thì Đấu giả chúng ta sẽ lựa chọn phát triển mạnh 1 trong 2 cái trụ cột này. Đương nhiên có những người lại muốn phát triển đồng đều cả 2 trụ cột này, họ làm ngoài các phòng/viện nghiên cứu của doanh nghiệp, hoặc join vào các dự án doanh nghiệp mà lab nghiên cứu họ nhận về. Nói chung thì tham lam chơi 1 lúc 2 thứ như này đương nhiên là sẽ bị chậm hơn so với bình thường (nếu tư chất same same nhau), nhưng cá biệt sẽ có những trường hợp tu luyện cùng lúc được cả đôi trụ cột này, mà cả 2 trụ cột này đều phát triển cùng nhau và cũng rất nhanh ko kém j những người bình thường tập trung vào 1 trụ cột.

Ở giai đoạn này, có j quý hơn 1 thanh niên Dev nhưng lại giỏi về ML. Chẳng những coding như thần, OOP Design pattern 23 tuyệt kỹ các kiểu văng ra xuất thần nhập hóa (LOL, tôi còn ko biết mình có biết được đến 23 loại Design pattern này ko), thiết kế cơ sở dữ liệu quan hệ theo chuẩn 1NF-2NF-3NF-4BC (thực ra đến 3NF thì đã optimize kHá là ok rồi), lại còn biết ML Systems design and coding, ứng dụng ML vào nghiệp vụ công việc nữa. Hoặc là 1 cậu sinh viên thạc sĩ, vừa có kiến thức sâu về Interconnection Network, nhưng lại có kinh nghiệm về Virtualization + Microservices, mô hình hóa luôn mạng Interconnection Network vào hệ thống mạng riêng ảo và dùng Kubernetes để hỗ trợ điều phối các container nhằm mô phỏng lại hoạt động routing/forwarding giữa các node trong mạng. Có lẽ những thể loại trộn chấu mà giỏi đều cả đôi như này, họ nên được xếp ở level > 19. Nhưng khi họ chưa có sản phẩm thực sự nào ra lò, hoặc cũng chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào được ghi nhận, thì những hiểu biết của họ vẫn chưa thể đủ implement thành tu vi mà khiến họ đột phá lên level Đấu Sư được, nói miệng thì ai tin cho đc!

Ko thể lấy lý do cứ phải theo các thày cô trong trường đại học làm nghiên cứu khoa học thì mới có paper để publish được! Ở ngoài doanh nghiệp, bạn hoàn toàn có thể làm nghiên cứu và apply paper (đương nhiên sẽ ko dễ dàng bằng rồi). Còn làm thế nào thì tùy mỗi Đấu giả chúng ta cần tự tìm cách. Và đương nhiên cũng ko thể lấy lý do phải tập trung làm nghiên cứu trong trường đại học mà ko dung nạp thêm về các công nghệ mới được. Đây là nguồn kiến thức phẳng, bất cứ ai cũng có thể tiếp cận và học hỏi! 

Giai đoạn này, các Đấu giả như chúng ta thường bỡ ngỡ và choáng ngợp đến mức ko biết đâu mà lần về lượng tri thức khổng lồ, xuất hiện liên tục với tốc độ ko ngừng nghỉ ở ngành CNTT của chúng ta. Tuy nhiên sau một thời gian tryhard, khi đạt đến Đấu Sư rồi, chúng ta sẽ bớt bỡ ngỡ hơn; và mỗi người sẽ đều có cho mình một hướng đi thích hợp nhất để tiếp thu được những j mình thích trong vô vàn biển cả tri thức kia.

Nếu bạn thích Software Dev, hãy tiếp tục phát triển skill SOLID, Design patterns, Software architecture lên để phải "đăng phong tháo cực, lô hỏa thuần thanh" được nó. Ý đến đâu là chiêu đến đó. Tưởng tượng các pattern trong Design pattern giống như các kiếm thức trong Độc cô cửu kiếm vậy, gặp vấn đề là chúng ta có thể tùy ý xuất chiêu sử dụng Design pattern đúng lúc đúng chỗ để hệ thống code trở lên clear hơn. Tuy nhiên từng đó vẫn chưa là đủ, lập trình cũng như thuật toán khi đứng 1 mình thì ko đi đến đâu cả (trừ khi bạn muốn ở mãi giai tầng này làm outsource cả đời). Do đó, hãy tiếp cận 1 mảng công nghệ nào đó mà bạn thấy hứng thú, từ đó dựa theo lộ tuyến của từng mảng công nghệ, ta có thể có những cách khác nhau để tu luyện, tiếp thu tri thức có hệ thống hơn và phục vụ tốt nhất cho mảng công nghệ mà ta chọn.

Nghe như kiểu tu luyện theo công pháp của Đấu phá thương khung vậy, 1 bộ công pháp tương tự như 1 mảng công nghệ ta lựa chọn: System Admin, Application Dev (Web, Mobile, Backend, Fullstack), DevOps (DevSecOps), AI, Data Mining, Security, Blockchain (ko phải coin nhé). Và đương nhiên bên trong mỗi mảng công nghệ lại có những mảng con nhỏ hơn nữa nhé. Có những bộ công pháp rất khó tu luyện, nhưng có những bộ công pháp lại dễ tu luyện hơn. Nó có thể sẽ theo ta cả đời trên con đường tu đạo kỹ thuật. Có những người cả đời chỉ tu luyện 1 bộ duy nhất đến mức trở thành tông sư trong mảng công nghệ đó, nhưng cũng có những người ham thích và tu luyện nhiều bộ công pháp khác nhau. Những kẻ tu luyện nhiều loại công pháp thực sự rất nguy hiểm (như kiểu Hàn Lập vậy). Tuy nhiên họ chỉ nguy hiểm khi họ tu luyện tốt tất cả các công pháp mà họ tu luyện (ít nhất cũng phải tự tin trao đổi chiêu thức với các chuyên gia tu chỉ luyện 1 mảng công nghệ), còn ko thì cũng chỉ là 1 mớ kiến thức hỗn tạp mà thôi! Ít nhất, ở mỗi mảng công nghệ, phải có kiến thức và kinh nghiệm đủ để luận đàm với tu sĩ Trúc Cơ kỳ. Nhưng như vậy mới đủ để bạn khua môi múa mép với họ thôi. Nếu gặp phải cao thủ Kết Đan kỳ (thậm chí là Trúc Cơ hậu kỳ) của mảng đó, bạn chả là cái khỉ j cả.

Giờ nói những điều này còn xa vời quá, chúng ta chỉ cần biết rằng con đường tu luyện còn rất dài và nhiều chông gai. Tuy nhiên nhiều chông gai thì cứ mặc kệ, ngành CNTT này chưa bao giờ là 1 ngành thiếu nhân tài. Để trở thành cao thủ Kết Đan kỳ có thể độc bước thiên hạ ko chịu ước thúc, thì còn phải trải qua nhiều khó khăn ma luyện thế nào. Nếu ko đột phá, thì sớm muộn bạn cũng bị đá đít đào thải khỏi cái ngành này bởi đám hậu bối có nhiệt huyết thanh xuân thôi!

Bình chướng của Đấu giả chúng ta để tiến lên Đấu sư không có gì quá trở ngại nếu như chúng ta chịu khó học tập và nghiên cứu với vài trăm % tiềm lực của bản thân, biết rút kinh nghiệm từ những sai lầm đã qua, đúc kết lại thành kinh nghiệm về sau, để vươn tới giai tầng Đấu sư (hăng say học tập nhưng vẫn cần giữ sức khỏe để ko bị chết sớm). Việc kích phát tiềm lực ở mỗi người là khác nhau, có những người ham mê học tập/làm việc sẵn, có những người lấy nhục nhã làm động lực phấn đấu ko ngừng nghỉ, có những người được trời ban cho mentor tâm huyết định hướng, lại có những người như lãng khách độc hành. Tuy nhanh chậm từng người khác nhau, và dù như nào thì cũng phải có cố gắng cao độ để học hỏi ko ngừng; nhưng nếu bình chướng đơn giản này ko vượt qua được thì nên xác định bỏ công việc này mà chuyển qua ngành nghề khác làm việc thôi!

Trúc Cơ kỳ: Level 20 - 29 (Đấu sư): Senior Dev | Thạc sĩ.

Đến giai đoạn này, những người Junior Dev đã có kinh nghiệm thâm sâu về lĩnh vực mình làm việc; am hiểu cũng như sử dụng thành thục các công nghệ thiết yếu và liên quan đến công việc của mình; và có cái nhìn tổng quan về bức tranh toàn cảnh của ngành Khoa học máy tính, các lĩnh vực công nghệ trên toàn cầu. Từ đó, thanh lọc lại toàn bộ kiến thức của bản thân, loại bỏ các kiến thức hỗn tạp không cần thiết, Trúc Cơ thành công, trở thành Senior Dev hoàn toàn bằng thực lực và bề dày kinh nghiệm làm việc của chính mình. 

Đừng mong đến việc cứ code lâu rồi sẽ lên lão làng; một khi ko có cái nhìn thấu đáo về vấn đề, dưới nhiều khía cạnh các thành phần liên quan, không có cái nhìn tổng quan về toàn bộ hệ thống lớn, cái nhìn sâu sắc về từng thành phần nhỏ cũng như tác động qua lại lẫn nhau của các thành phần nhỏ trong hệ thống, không đúc kết lại kinh nghiệm đã trải qua, mà cứ dũng cảm lao vào code hoặc fix lỗi thì đó vẫn cứ chỉ là level Đấu giả mà thôi. Nếu còn chưa mô tả được bức tranh toàn cảnh của ngành CNTT toàn cầu cho 1 cậu học sinh THPT đam mê CNTT hiểu thì chưa thể là Đấu sư được.

Trong thế giới tu chân này, lấy tu vi làm tôn chỉ. Cho dù bạn có 10 năm kinh nghiệm đi chăng nữa, nhưng nếu trong 10 năm đó, bạn ko làm việc được hết vài trăm % sức mạnh của bản thân như những người ít năm kinh nghiệm hơn, thì đạo hạnh của bạn cũng ko bằng 1 góc so với họ. Số năm kinh nghiệm bạn ghi vào CV cũng chỉ là overview khi nhà tuyển dụng nhìn CV thôi, sau đó, họ sẽ nhìn vào kinh nghiệm làm màu của chúng ta, được thể hiện qua các công việc/dự án mà chúng ta đã trải qua ghi trong CV. Rồi đến khi phỏng vấn, họ sẽ xác định được những j ghi trên CV là làm màu bao nhiêu %. Có điều chúng ta sẽ khiến nhà tuyển dụng họ phải sửng sốt vì chúng ta đã kìm hãm tu vi của chúng ta lại để nhét vào trong CV ấy chứ! 

Một khi nhận được nhiệm vụ kỹ thuật, các Senior Dev chúng ta ko bao giờ nói "không thể". Chúng ta có thể xác định và ước chừng đc khả năng code ra được những thứ mà mình còn chưa bao giờ có dịp làm việc về nó. Chúng ta ko ngại bất cứ nhiệm vụ hay thách thức kỹ thuật nào, vì Đấu sư chúng ta ko sợ những công nghệ mới, chúng ta luôn sẵn sàng tìm hiểu cũng như tìm cách sử dụng chúng nếu như cần thiết và khả thi.

Chúng ta lại càng hiểu rằng biển cả trí thức là vô tận, nên chúng ta luôn ko ngừng học tập và nghiên cứu về những kiến thức mới để nâng cao trình độ của mình lên. Chúng ta sẵn sàng giao lưu trao đổi sở học của mình với các đạo hữu khác vì đôi khi tiếp thu trực tiếp kiến thức của người khác cũng sẽ là cách khắc phục thiếu sót đang tồn tại, cũng như rút ngắn một vài chỗ đường vòng nếu chúng ta tự tìm hiểu kiến thức đó. Nếu bạn ko có cách nào đó để giúp người khác có thể Trúc Cơ như bạn, thì bạn vẫn chưa phải Senior!

Có thể bạn đã nghe đến thuật ngữ Lập trình viên 10x; cho dù bạn có làm việc hiệu quả bằng 10 người khác, nhưng việc chiến đấu đơn độc sẽ ko giúp công việc của cả nhóm có thể đi nhanh được. Và việc của bạn là phải làm thế nào (chia sẻ kinh nghiệm, phân công công việc, giải quyết vấn đề, đào tạo người mới) sao cho công việc của cả nhóm có thể đi nhanh nhất có thể; nhưng bạn vẫn có thể chiến đấu đơn độc, 1 mình cân cả phần coding của dự án chẳng hạn. Do đó, các Đấu sư chúng ta, vừa có thể chiến đấu đơn độc, nhưng cũng vừa có thể đồng hành tác chiến cùng đồng đội trên mọi mặt trận.

Đừng nói rạch ròi đến cái j gọi là SOLID, Design pattern, rồi Software Architecture, ... ở đây nữa. Mấy thứ đó vẫn rất lợi hại và cần thiết, nhưng đến đây thì sẽ ko còn cần phải xác định rõ ràng chúng thực sự là j và như thế nào nữa rồi. Khi đã là Đấu sư, chúng ta đã phải đăng phong tháo cực, lô hỏa thuần thanh những cái đó rồi. Ý đến đâu thì chiêu thức tự xuất ra đến đấy chứ ko còn cần phải tính toán là chiêu nào trước rồi sau đó phải ra chiêu thế nào! Đến lúc này, chúng ta gần như sẽ code theo bản năng, đến mức mà chúng ta sẽ dùng các đặc điểm của SOLID hay Design pattern vào code của chúng ta lúc nào chúng ta ko hay biết! Tin tôi đi, trc khi code 1 class mới, bạn kiểu quái j cũng đắn đo trong vô thức là có dùng được Design pattern nào hợp lý vào ko; chứ ko phải như thời Đấu giả, cố gắng mò mò xem thử dùng 1 số Design pattern vào xem có j hot ko!

Vậy cảnh giới coding của chúng ta đến đây là tới hạn? NOPE!
Đến level Đấu sư này, clean code đã phải là bản năng của chúng ra rồi! Thứ chúng ta cần luyện thêm về mặt coding bây giờ sẽ là secure code! Trích nguyên theo câu cửa miệng của ông Mạnh Luật như sau: "unsafe method + unstrusted data --> vỡ mồm"! 1 dòng code chúng ta code ra, sẽ ẩn chứa vô số sát thương mà những người xung quanh phải hứng chịu! Những người xung quanh ở đây ko chỉ là khách hàng - những người dùng sản phẩm của bạn, mà còn là những lập trình viên khác dùng lại code của bạn nữa! Đừng có coi thường việc secure code; giả sử bạn code cẩu thả 1 hàm chuyển tiền - không check giá trị tiền được chuyển chẳng hạn. A chuyển cho B 10k thì A mất 10k và B được 10k. Nhưng nếu người ta nhập vào số -10 thay vì 10 thì sao? Khi đó A mất -10k (tức là được 10k), và B được -10k (tự nhiên mất 10k). Nếu ko phải 10k, mà là 10 tỷ thì sao! Lúc này bạn đã thấy hậu quả trong insecure code của bạn! Vậy nên, nguyên tắc là chúng ta ko tin tưởng input_data nhận được từ bố con thằng nào hết; cứ phải filter chán chê cho thấy tin tin đc rồi tính!

Hãy tin tôi đi, code bạn ko secure như bạn nghĩ đâu; đến cả đơn thuần như so sánh == (Type Juggling) trong 1 số trường hợp (so sánh password hoặc hash của password) còn bị phán rằng insecure nữa là những logic lằng nhằng hơn! Đến cả những Kỹ sư An toàn thông tin chuyên đi khai thác lỗi phần mềm của người khác còn đôi khi trong vô tình, có thể code ra những đoạn code ko an toàn nữa là bạn! Vậy nên Đấu sư chúng ta phải luôn cẩn thận khi đặt tay code! 1 dòng code được sinh ra, sẽ chứa ko biết bao nhiêu rủi ro mà những người khác phải hứng chịu!

Trong khi đó các Thạc sĩ - cũng từ một Đấu giả đi lên - bằng thực lực Junior Dev của mình, họ sẽ sử dụng nền tảng Algorithm để tiếp cận sâu hơn về lĩnh vực nghiên cứu khoa học mà họ theo đuổi, sử dụng kỹ năng Engineering của mình để implement các ý tưởng của họ thành các công cụ mô phỏng thực sự có thể giúp họ kiểm tra lại giả thuyết khoa học mà họ đưa ra. 

Từ đó, họ tốt nghiệp Thạc sĩ, trở thành Đấu sư. Họ có năng lực nghiên cứu khoa học thực sự, có thể nghiên cứu ở bất cứ lĩnh vực nào thuộc Khoa học máy tính, và am hiểu rất sâu về lĩnh vực mà mình nghiên cứu. Họ biết được những j họ đã, đang, sẽ nghiên cứu sẽ có khả năng ứng dụng thực tế như nào, có đóng góp gì cho nền Khoa học máy tính, hay giải quyết được vấn đề thực tế nào. Họ nhìn thấu đáo chặng đường nghiên cứu khoa học tiếp theo mà mình nên đi; không ngần ngại thực hiện giao thoa các lĩnh vực nghiên cứu khoa học máy tính lại với nhau để tạo ra những công trình nghiên cứu mang màu sắc của nhiều lĩnh vực trong Khoa học máy tính.

Tiếp theo - những Đấu Sư - chúng ta sẽ đi tiếp như nào? Những Senior Dev làm kỹ thuật thì vẫn có thể tiếp tục làm kỹ thuật; những Thạc sĩ nghiên cứu khoa học thì vẫn có thể tiếp tục nghiên cứu khoa học. Họ vẫn có thể đi 2 con đường riêng biệt.

Nhưng ngoài ra, họ còn có thể đá chéo sang nhau. Các Senior Dev, chúng ta cảm thấy sự cần thiết của Algorithm lên những vị trí trọng yếu trong các thành phần yêu cầu hiệu năng cao, hoặc cần hiểu rõ bản chất Toán học của các công nghệ mà chúng ta nghiên cứu và áp dụng; chúng ta ko thể cứ mãi đi dùng lại hàng của người khác tạo ra được, đặc biệt là công nghệ phần cứng; do vậy, chúng ta sẽ cảm nhận được sự quan trọng của Thuật toán lên những thành phần trong hệ thống mà chúng ta tạo ra. Nên chúng ta có thể quyết định đi học Thạc sĩ 2 năm chẳng hạn. Điều này hoàn toàn có thể. Tuy nhiên dưới bản năng vốn có của một Senior Dev, chúng ta sẽ "tiếc rẻ" dòng chảy kiến thức liên tục, nên chúng ta luôn muốn vừa có thời gian trau dồi học Toán, nghiên cứu khoa học máy tính, lại vừa muốn ko bị bỏ lỡ bản thân khỏi dòng chảy công nghệ của nhân loại. Nên chúng ta có thể sẽ nghĩ là cứ học Thạc sĩ 2 năm rồi xong sẽ tính tiếp. Nhưng biết đâu đấy sau khi tốt nghiệp Thạc sĩ, các Senior Dev chúng ta lại đâm ra đam mê nghiên cứu khoa học, rồi quyết định đi theo hẳn con đường nghiên cứu khoa học để tiếp tục học lên Tiến sĩ thì sao, điều đó có ai dám chắc được đâu!

Các Thạc sĩ nếu họ lựa chọn dừng lại con đường nghiên cứu khoa học của mình để bước chân ra làm việc tại doanh nghiệp, họ sẽ gặp ko ít khó khăn vì lượng kiến thức choáng ngợp mà các Senior Dev đã trải qua khi còn là 1 Junior Dev mới bước chân ra ngoài doanh nghiệp. Tuy nhiên, với căn cơ Algorithm sau từng ấy năm nghiên cứu khoa học, cùng với đó là tư duy Toán học vững chắc mà ko phải Senior Dev nào cũng có đc, tôi nghĩ rằng sẽ rất nhanh thôi, họ có thể tiếp thu các kiến thức mới. Đương nhiên, với những giai đoạn ép level yêu cầu phải thực hành 1 lượng đủ nhiều để tạo nên kinh nghiệm thì họ cho dù giỏi Toán đến đâu, cũng ko thể đốt cháy giai đoạn đc, vì họ cũng từng là 1 Junior Dev mà!

Bình chướng mà các Đấu sư phải vượt qua là j? Nếu như để tấn giai Đấu sư, các Đấu giả chỉ cần vượt qua bình chướng đơn giản là sự kiên trì học hỏi ko ngừng cho đến khi "đăng phong tháo cực, lô hoả thuần thanh"; thì đến lúc này, bình chướng của Đấu sư chúng ta phải vượt qua sẽ ko đơn giản như vậy. Chúng ta ko thể cứ mãi chỉ dùng động lực cố gắng ko ngừng nghỉ để làm mọi thứ được. Đây là lúc tư chất phát huy tác dụng. Nếu sau từng ấy quá trình học tập/làm việc, chúng ta chỉ sử dụng sự chăm chỉ để tiếp tục học tập/làm việc, mà ko có sự phối hợp, sử dụng lại, mở rộng những kiến thức, kinh nghiệm, góc nhìn của bản thân về những vấn đề đã trải qua, thì level 29 chính là level cuối cùng mà cả đời chúng ta sẽ phải dừng lại ở đó. Đây ko phải một level thấp; và với level 29 này, chúng ta đã có thể thoải mái hành tẩu ở mọi doanh nghiệp lớn nhỏ trong nước rồi. Nếu tự tin, thì những doanh nghiệp lớn trên thế giới cũng ko phải là ko thể. Đương nhiên phải là 1 Đấu sư level 29 hàng thật giá thật, chứ ko phải Đấu sư trên hồ sơ để nhận thầu dự án, nhưng level thì lại Đấu giả. Còn nếu mục tiêu của bạn là những Big Tech như Google chẳng hạn, để chắc kèo hơn, thì đã đến lúc bạn phải Kết Đan rồi!

Trc khi nghĩ đến các FAANG bigtech, bạn nên dành thời gian vài tháng cày nát Leetcode đi, vì những nơi đó nổi danh với trò phỏng vấn và tối ưu (realtime) thuật toán. Nếu phải cày lâu hơn thì tôi nghĩ bạn nên dừng lại vì chưa đủ năng lực nghĩ đến FAANG, 1 tu sĩ Trúc Cơ hậu kỳ đỉnh phong ko thể tốn quá nhiều time làm việc này đâu! Thay vào đó, hãy tiếp tục làm việc và tích lũy kinh nghiệm thực tế. Đôi khi nếu bạn có những toolkit hoặc model hay ho giúp giải quyết những case/challenge khó nhằn nào đó , thì nó còn giá trị hơn việc bạn cày nát thuật toán chỉ để phỏng vấn, xong rồi lúc làm việc vẫn cần Google search lại như những người bình thường.

Kết Đan kỳ: Level 30 - 39 (Đại đấu sư): Architect | Tiến sĩ.

Nhớ trong Phàm nhân tu tiên có mô tả, khi Hàn Lập đột phá Kết Đan, bầu trời xung quanh trăm dặm mây đen kéo đến, sấm sét đầy trời. Đồng thời linh khí xung quanh trăm dặm đều điên cuồng hướng động phủ của Hàn Lập mà tụ lại thành những dòng suối linh khí mà mắt thường có thể thấy được. Về cơ bản là đọc đến đoạn này thấy hùng vĩ vcđ! 😄

Đây là giai tầng đánh dấu thực lực của chúng ta đã vượt lên trên số đông trong cộng đồng những người làm CNTT. Chúng ta đã vượt qua bình chướng về việc phải nhìn rộng ra của Đấu sư, chúng ta đạt được đến đẳng cấp này ko phải chỉ dựa vào cần cù bù siêng năng, mà chúng ta thực sự có một chút tư chất để trở thành 1 người có tầm nhìn. Nếu như các Đấu sư chỉ có tầm ảnh hưởng trong phạm vi của 1 dự án mà họ đảm nhiệm, thì các Đại đấu sư chúng ta sẽ có sự ảnh hưởng đến nhiều các dự án có liên quan đến nhau. 

Khi chúng ta xây dựng kiến trúc hệ thống để đảm bảo các component trong 1 hệ thống lớn hoạt động đúng và hài hòa với nhau, chúng ta là Senior Dev. Khi chúng ta xây dựng kiến trúc hệ thống để đảm bảo các hệ thống lớn trong một Hệ sinh thái hoạt động hài hòa với nhau, chúng ta là Architect. Đôi khi, 1 phần giải pháp dành cho 1 System sẽ ko còn phù hợp cho System đó nếu System đó đc đặt trong 1 Ecosystem, và đó là lúc chúng ta phải Kết Đan - tấn giai Architect để giải quyết vấn đề đó ở một tầm nhìn lớn hơn. Nếu như làm việc với Microservices, chúng ta là Senior Dev; nhưng khi đã là Ecosystem, chúng ta sẽ phải là Architect.

Từ những phác thảo đầu tiên, Architect chúng ta biết được những vị trí khớp nối trọng yếu giữa các System nên tuân thủ theo policy như nào, có ISO nào làm khung tiêu chuẩn chưa. Từ kinh nghiệm thực tế đã kinh qua cũng như vốn kiến thức rộng lớn với bề dày kinh người, chúng ta biết các adapter nên hoạt động như nào là an toàn, như nào là hiệu năng cao. Docker container ko phải là silver bullet như các cậu Đấu giả thường nghĩ, và bê nguyên cả cái VM đi triển khai sản phẩm dịch vụ cho khách hàng thì đúng là quỳ vcđ! Dùng Design pattern cho các kiến trúc thế nào để tránh biến nó thành Antipattern cũng là vấn đề khá đau đầu mà chỉ có thể tu luyện thông qua kinh nghiệm làm thực tế mà thôi. Việc cân bằng giữa Security và Performance ở quy mô mà các Architect chúng ta phải đối mặt sẽ ko chỉ đơn giản chỉ là cân bằng giữa 2 thứ này, mà Architect chúng ta còn phải tính đến khả năng tái sử dụng của chức năng, khả năng scaling theo chiều dọc/chiều ngang, ...., và đưa ra phương án dự trù cho từng option.

Khác biệt ko chỉ có như vậy, chúng ta lúc này có thể còn được gọi là Lập trình viên 20x. Đại đấu sư chúng ta lúc này phải có khả năng gánh những trọng trách khác ngoài kỹ thuật. Nếu như các Senior Dev chỉ cần phải chăm lo kỹ thuật cho cả team, thì Architect chúng ta phải có khả năng quản lý được cả nguồn lực, công nghệ, đôi khi cả budget nữa. Chúng ta có thể phải monitor cùng lúc nhiều project và sao cho ko chỉ đảm bảo các project tương tác trơn tru với nhau về mặt kỹ thuật, mà phải đảm bảo nguồn nhân lực, tài nguyên được điều phối hợp lý. Đương nhiên áp lực gây ra bởi những việc non-tech này chưa nhiều, nhưng đã bắt đầu xuất hiện và cũng gây ảnh hưởng ít nhiều đến các hoạt động technical của chúng ta.

Tương đương với các Architect chịu trách nhiệm cho cả Ecosystem, thì các Tiến sĩ - những nhà khoa học thực sự - họ sẽ phải bắt đầu chịu trách nhiệm cho một tập thể nghiên cứu lớn hơn. Sau khi bảo vệ thành công luận văn Tiến sĩ, họ đã chính thức trở thành Nhà khoa học. Họ đã chứng tỏ cho thế giới rằng bản thân họ ko chỉ có khả năng nghiên cứu khoa học mà các Thạc sĩ có, mà còn có khả năng định hướng nghiên cứu khoa học. Họ có thể cũng bắt đầu tham gia giảng dạy dưới vai trò một giảng viên chính, tham gia vào các đề tài nghiên cứu lớn, tham gia vào các lab nghiên cứu với vai trò thành viên chính. Thậm chí họ còn có thể chủ trì đề tài nghiên cứu cũng như quản lý một lab nghiên cứu của riêng họ trong các trường đại học.

Với nội lực khủng khiếp về Algorithm của mình, cộng thêm bề dày kinh nghiệm nghiên cứu sau 5-7 năm nghiên cứu, giờ đây, họ sẽ là những người thày, thực hiện định hướng và hướng dẫn nghiên cứu khoa học cho những Thạc sĩ trở xuống, không ngừng nhận các dự án nghiên cứu về cho nhóm nghiên cứu hoặc lab của mình. Họ điều hành nguồn nhân lực là các Nghiên cứu sinh, các Thạc sĩ, các sinh viên, để thực hiện các đề tài nghiên cứu và trả funding cho những thành viên. Họ thực hiện hợp tác nghiên cứu trong nước và nước ngoài để mở rộng network có sẵn khi còn là Nghiên cứu sinh của họ. Việc mở rộng này ko chỉ đem lại cơ hội hay những dự án nghiên cứu, mà còn là uy tín, tầm ảnh hưởng và lợi thế cho các sinh viên, nghiên cứu sinh của họ. Nhiều khi, họ cũng sẽ tham gia làm cố vấn dự án cho các dự án ngoài của doanh nghiệp, hoặc quản trị dự án. Họ lúc này sẽ hiếm khi còn code nữa, nhưng kinh nghiệm của họ có thể tham vấn cho những người quản lý khác, cũng như khai thông khúc mắc của những người ở level thấp hơn.

Ngoài Architect và Tiến sĩ ra, thì còn 1 thành phần Dị Linh Căn nữa cũng có đạo hạnh tương đương, đó chính là các Senior Dev đi làm nghiên cứu (học tiếp Thạc sĩ, Tiến sĩ), hoặc những Thạc sĩ ra ngoài doanh nghiệp làm việc. Tạm gọi họ là các Researcher đi, vì họ vừa có khả năng nghiên cứu khoa học như các Scientist, lại vừa có khả năng Engineering như các Developer. Những Đại đấu sư với biến dị linh căn này thực sự là những mãnh tướng ngoài doanh nghiệp, cũng như những nhân tố đa năng quan trọng của các phòng nghiên cứu. Họ cần học hỏi nhiều các Architect về mặt Engineering, lại cần trau dồi nhiều thêm với các Tiến sĩ về mặt Algorithm; nhưng ko bên nào dám khinh xuất vs loại biến dị linh căn như họ! Nếu coi các Architect/Tiến sĩ là các tướng quân, thì các Researcher này chính là các vị tướng tiên phong, có thể all - in chiến đấu trên mọi mặt trận, từ nghiên cứu cho đến công nghệ, ko nhiệm vụ mới nào làm họ nản lòng, trùn bước vì sự hạn chế kiến thức mà các Architect/Tiến sĩ có thể gặp phải và ko tự mình giải quyết đc (nhưng các Architect/Tiến sĩ có thể chỉ định người giải quyết thay mình).

Ở đây xảy ra việc cộng dồn level. Tuy nhiên, cộng dồn thì cứ cộng dồn, nhưng phải đảm bảo đạt đủ level để cộng dồn. Đấu giả đỉnh phong level 19 đi học Thạc sĩ mà chưa đủ kiến thức thực sự của 1 Thạc sĩ thì cũng vẫn < level 28, vẫn chẳng phải 1 Đại đấu sư (level 30)! Thạc sĩ level 20 tốt nghiệp ra ngoài doanh nghiệp mà vẫn ko đạt được trình độ Senior Dev thì vẫn cứ mới chỉ là level 29, vẫn chẳng phải là 1 Đại đấu sư (level 30). 

Đến Level 39 này mà nói, các Đại đấu sư chúng ta coi như cũng kHá thành công trong con đường sự nghiệp rồi. Có những người cả đời cố gắng cũng chỉ uất ức vì quá khứ sai lầm coi thường Algorithm mà dừng chân tại đây, lại có những kẻ cả đời chả bao giờ đạt đến level này để mà biết cảm giác uất ức đó. Và đương nhiên, sẽ có những kẻ vượt qua được bình chướng để tấn giai đến cảnh giới tiếp theo, cảnh giới của kẻ mạnh (cường giả)

Bình chướng lần này ko đơn giản chỉ là cần cù bù siêng năng hay tư chất nữa. Đây là lúc cơ duyên xuất hiện để dung hòa nội công Algorithm và ngoại công Engineering lại với nhau, mài dũa Kết Đan tu vi bản thân để tạo thành Nguyên Anh!

Đến đây, con đường vốn tách đôi lúc trước, nay lại quy về 1 mối. Người bước đc trên con đường tiếp theo này không những vừa phải có nội công khủng khiếp như các Tiến sĩ, mà còn phải có ngoại công tuyệt diệu như các Architect: KỸ SƯ.

Nguyên Anh kỳ: Level 40 - 49 (Đấu linh): Kỹ sư.

Phàm nhân tu tiên mô tả khi Hàn Lập kết thành Nguyên Anh, linh khí ngoài ngàn dặm tụ lại thành những dòng suối linh khí, những dòng suối này phát ra ánh sáng huyền ảo đủ màu sắc, rồi các dòng suối lại tụ lại thành một biển linh khí, ngưng tụ lại thành những đám mây, Mưa gió sấm sét nổi lên cuồn cuộn. Khiến các tu sĩ có tu vi thấp (Luyện Khí kỳ) đều cảm nhận được áp lực thật lớn, khiến cho hô hấp cũng khó khăn, các tu sĩ cấp cao hơn thì phải dùng nội lực kháng cự lại áp lực bên ngoài (đương nhiên mấy lão quái vật đã Nguyên Anh rồi thì thấy bình thường). (Còn dài lắm mà quên rồi)

Cửa ải cuối cùng để chính thức Nguyên Anh là ma luyện tâm trí. Càng sợ cái j thì trong đầu càng hiện lên cái đó, khiến cho người tu luyện sợ ko muốn nghĩ lại cửa ải này sau khi Nguyên Anh thành công. Nếu tâm tư ko kiên định, trầm ổn thì sẽ bị tâm ma cắn trả, hành hạ đến chết.

1 kẻ mạnh mới xuất thế (đương nhiên sẽ ko có lôi kiếp - sấm sét - hay động đất kèm theo đâu lol). Kỹ sư là bậc thầy trong việc sử dụng tri thức Toán học để giải quyết vấn đề Kỹ thuật. 1 Kỹ sư đủ để điều phối hoạt động của 1 xưởng sản xuất rồi! Kỹ sư - thay vì định hướng kỹ thuật như Architect, hay định hướng nghiên cứu như Tiến sĩ - họ định hướng phát triển công nghệ cho cả mục tiêu của tập thể.

Với nội công Algorithm và ngoại công Engineering được kết hợp sử dụng tài tình, vô chiêu thắng hữu chiêu, ý đến đâu thì chiêu đến đó, Kỹ sư chúng ta ko những là người nhìn ra được những điểm yếu kỹ thuật (trong ngữ cảnh sản phẩm của chúng ta) của các công nghệ được sử dụng, cũng như những lỗ hổng khoa học trong các công trình nghiên cứu khoa học được ứng dụng trong giải pháp sản phẩm; mà chúng ta còn có thể sửa đổi để khắc phục điểm yếu đó, để các công nghệ cũng như kết quả khoa học vẫn làm việc tốt trên sản phẩm; thậm chí chúng ta còn ko ngần ngại tạo ra những giải pháp khác để thay thế toàn bộ hoặc một phần các công nghệ hoặc kết quả khoa học. Việc thay đổi với quy mô lớn như thế ko phải dành cho các dự án tầm cỡ nhỏ.

Dưới góc nhìn về 1 giải pháp, Kỹ sư chúng ta sẽ phải nhìn sản phẩm thấu đáo dưới nhiều góc nhìn. Muốn nhìn đc dưới nhiều góc nhìn, đừng nói đến chuyên môn kỹ thuật phải cực cao, cực rộng trong 1 lĩnh vực chuyên môn, mà phải còn phải có tầm nhìn rộng ra vượt ra xa khỏi phạm vi lĩnh vực bá đạo đó của mình. Sản phẩm dịch vụ lớn thì phải có khả năng lưu trữ dữ liệu phân tán với cường độ dữ liệu nhiều và bất quy tắc; đi kèm theo đó là các kênh truyền chuyên chở dữ liệu; đảm bảo cân bằng giữa Performance và Security; đảm bảo khung xương hệ thống có thể chống chịu hiệu quả lâu dài nhất có thể đối với việc gia tăng thêm features cũng như scaling theo chiều dọc/chiều ngang sau này; rồi cần tính đến khả năng khai phá dữ liệu thô để thành dữ liệu tinh hoặc thông tin có ý nghĩa, xong rồi phải phân biệt được chức năng sử dụng của từng role (role admin sẽ ko giống các role user, role monitor, role editor), ... nói chung nhiều lắm; nhìn được rõ các giai đoạn lớn trong chuỗi quy trình nghiệp vụ của sản phẩm, từ đó xác định các phương hướng giải quyết cho từng thành phần của toàn bộ sản phẩm. 

Nhưng như thế mới chỉ là góc nhìn của Engineering, vẫn còn 1 góc nhìn của Algorithm nữa mới là đầy đủ về mặt kỹ thuật. Algorithm ko phải chỉ cần thiết ở những module nhỏ trong System. Ko nhìn ra nó thì đáng sợ hơn là nhìn ra rồi nhưng chưa có giải pháp xử lý. Ko thể giao cho 1 lão Architect thiết kế toàn bộ giải pháp Datacenter từ đầu đến cuối đc. Nếu đc, chứng tỏ ông Architect đó sẽ đề xuất sử dụng giải pháp có sẵn của 1 bên nào đó, hoặc đi thuê bên nào đó thiết kế.

"Kỹ sư cloud" trước nay chỉ làm việc với Ansible để cấu hình các máy chủ ảo hóa bằng automation Flask API, nghe thì rất ra j và này nọ so với các Network Admin (và thực tế thì đúng là như vậy thật), nhưng nếu chưa biết cấu hình tới mức Physical và Datalink để làm thật thay vì toàn bộ cái j cũng chỉ là ảo thì vẫn chưa phải là Architect. Các Architect làm việc về Cloud Computing trước giờ quen cấu hình ảo hóa rồi, giờ phải bắt tay bắt chân vào cấu hình sâu xuống đến mức Vật lý. Rồi làm sao để thiết kế, vận hành Datacenter sao cho đúng quy chuẩn, tiết kiệm chi phí vật liệu cũng như năng lượng; thêm vào đó còn phải tính toán để đề xuất các kịch bản định tuyến, shutdown, topology recovery, ... sao cho đảm bảo tính chịu lỗi và dự phòng, và quan trọng nhất là hiệu năng cao; còn chưa kể đến là kết nối các Datacenter lại với nhau mà vẫn đảm bảo được những điều trên. Ai sẽ là người đưa ra những thiết kế đó để các "kỹ sư Cloud" của chúng ta cấu hình? Ko có Algorithm thì làm sao có thể đưa ra giải pháp xử lý cho các yêu cầu trên? Đó, người có thể xây dựng ra những thiết kế đó ko ai khác, phải là 1 Kỹ sư.

Đó là còn chưa kể đến việc phải đảm bảo quá trình triển khai sản phẩm sẽ phải thỏa mãn các yêu cầu về các quy chuẩn chức năng phần mềm, các tiêu chuẩn cấp độ an toàn thông tin. Việc hoạch định sản phẩm phải có các Security target cụ thể từ trước, có thể làm thỏa mãn các tiêu chuẩn Protection Profile, rồi là điều phối tài nguyên, nhân lực và budget. Hơn nữa, các sản phẩm chung quy ra cũng là phục vụ cho nhu cầu thực tế. Từ nhu cầu thực tế (business) đó, Kỹ sư chúng ta phải hiểu để transform nó thành một bản thiết kế tổng thể chứa từng thành phần nhỏ hơn được đảm nhiệm bởi các Architect, thậm chí là có thể chi tiết đến mức các Senior Dev nếu như mắt xích đó là 1 vấn đề khó. Thêm đó, Kỹ sư chúng ta còn phải điều phối công việc đến các Architect để họ xử lý các vấn đề ở quy mô của Architect; thậm chí Kỹ sư sẽ phải bắt tay vào tìm ra giải pháp cho những vấn đề vượt trên tầm của cả Architect và Tiến sĩ, phải kết hợp nhuần nhuyễn cả Algorithm và Engineering lại để tìm ra solution hiệu quả nhất trong ngữ cảnh sản phẩm. 

Đó, Kỹ sư - đường đường là 1 Nguyên Anh cường giả - nó phải là như thế. Ngày nay người ta coi thường hạ thấp Kỹ sư quá; làm cho mọi người đều nghĩ mang danh Kỹ sư đơn giản vãi beep. 

Nếu nói đến Biến dị linh căn, thì tôi thấy các Kỹ sư chúng ta chính là các biến dị linh căn xuất sắc nhất. Do vậy, nội tại Kỹ sư đã là dị linh căn rồi, nên ở giai tầng này, sẽ ko có khái niệm j là Biến dị linh căn. Đến đây non sông quy về 1 mối, nội lực với ngoại công hòa quyện và được sử dụng tùy ý tinh thuần. Nếu 1 người chỉ đơn thuần theo con đường học thuật, họ sẽ đạt level cao nhất là 39, và được biết đến với học vị Tiến sĩ. Nếu 1 người khác chỉ đơn thuần theo con đường công nghệ, họ sẽ đạt level cao nhất là 39, và đó chính là các Architect. Còn khi đã kết hợp hài hòa cả 2 lại với nhau, vượt qua bình chướng, thì đây chính là đỉnh cao nhất trong cảnh giới của những người làm chuyên sâu toàn diện nhất về kỹ thuật.

Kỹ sư chúng ta sau khi đạt đến Nguyên Anh kỳ, cũng sẽ có các cấp độ dành cho Kỹ sư mà chúng ta cần vượt qua để đạt đến đỉnh phong. Kỹ sư, Kỹ sư chính, Kỹ sư trưởng, ... cũng là cách gọi tên thôi. Ép level ở giai tầng Nguyên Anh này thực sự là 1 ác mộng! Trong truyện, tuy rằng cùng là cường giả Nguyên Anh kỳ, nhưng 3 cấp độ - sơ kỳ, trung kỳ, hậu kỳ (và bonus thêm 1 cái cuối là hậu kỳ đỉnh phong), tôi cảm giác 4 kỳ này ở Nguyên Anh nó phải như 4 giai tầng vậy. Kiểu Nguyên Anh sơ kỳ ko có cửa so vs trung kỳ; Nguyên Anh trung kỳ ko có cửa so vs hậu kỳ. Một khi đã đột phá lên được Nguyên Anh hậu kỳ (đại tu sĩ) rồi, thì chúng ta đã có thể tung hoành nhân giới được rồi! Còn khi mà đã là Nguyên Anh hậu kỳ đỉnh phong, thì tu vi kỹ thuật cũng có thể sơ sơ kiểu như Hóa Thần siêu cấp cường giả vậy. Trời ơi bao giờ tôi mới đột phá lên Nguyên Anh hậu kỳ đây! 1 đại tu sĩ, có thể chơi đc bất cứ khía cạnh nào thuộc bất cứ lĩnh vực nào trong cái ngành Khoa học máy tính/Công nghệ thông tin này, từ nghiên cứu cho đến ứng dụng, tung hoành nhân giới! Thiên Nam đệ nhất kiếm tu - Hàn Lập! Uok! 😳

1 khi tu vi của chúng ta đạt đến cảnh giới Nguyên Anh hậu kỳ đỉnh phong, thì đây là lúc chúng ta có thể dừng chân lại và tiếp tục duy trì như vậy cho đến cuối đời, nếu như chúng ta chỉ muốn follow theo con đường kỹ thuật. Nếu muốn đi tiếp, chúng ta ko thể ko làm quản lý cấp cao!

Bình chướng tiếp theo ko phải ai cũng muốn vượt qua, tuy nhiên nhiều bậc đại tu sĩ Nguyên Anh hậu kỳ đỉnh phong của chúng ta, họ lại vượt qua đc theo cách "vô tình". Nói thì là vậy, chứ để vượt qua bình chướng này thì khó càng thêm khó. Một khi đã lựa chọn tiếp tục tấn giai, thì chúng ta phải chấp nhận học thêm những thứ khác mà có thể chúng ta sẽ ko thích, có thích thì học đc cũng càng khó. Tôi thì hiện tại ko thích, ít nhất là nội trong 1 năm nữa, mà có thích thì cũng còn TUỔI mới đến Đấu linh đỉnh phong. Cho dù có đến rồi thì còn khướt mới vượt qua đc bình chướng này. Nhưng 1 khi đã đạt đến khả năng dung hợp giữa quản lý và kỹ thuật, thì chúng ta mới có thể tấn giai Hóa Thần kỳ - Đấu vương: Giám đốc công nghệ (kỹ thuật).

Hóa Thần kỳ: Level 50 - 59 (Đấu vương): CTO (C - Level).

Đây, thực sự là siêu cấp cường giả của đại lục. Xem trailer phần tiếp theo của Phàm nhân tu tiên, tôi có nghe 1 câu rằng "Nguyên Anh kỳ trở xuống đều là sâu kiến". Nghe thấy sợ vãi. Nghĩa là với giai tầng của các siêu cấp cường giả, thì các Kỹ sư đỉnh phong đổ xuống chẳng đáng tuổi j so sánh. 

Các C - Level (CIO, CTO, CISO), cho dù là ở mức công ty (lớn nhé) hay mức tập đoàn đi nữa (ko tính mấy cty nhỏ, cty outsource hoặc startup nhỏ lẻ), thì họ đều sẽ phải gánh vác một khối lượng công việc ko hề tầm thường và ko hề nhẹ chút nào. Giám đốc công nghệ có thể ảnh hưởng ở quy mô tầm cỡ công nghệ của công ty hoặc tập đoàn mà họ làm việc. Họ định hướng công nghệ cho cả một tổ chức, tập thể lớn, sao cho định hướng này phù hợp nhất với điều kiện về thiên thời, địa lợi, nhân hoà của tổ chức họ; từ đó tham mưu cho các lãnh đạo biết cần phải đi tiếp thế nào.

Mấy tầng lớp siêu cấp cường giả từ Đấu vương như này đổ lên, tôi thật thấy mình chả biết cdg lắm về họ cả, để mà viết chi tiết đc. 

Vậy nếu vẫn là làm sâu về kỹ thuật, thì có chức danh nào tương đương cho tầm này ko? Đội Architect ko giỏi Algorithm thì chôn chân cả đời ở level 39 rồi. Còn chúng ta - những Kỹ sư - kiểu j thì kiểu, rồi cũng sẽ phải tấn giai tiếp bằng việc làm cả quản lý thôi! Nhưng những người chuyên sâu về nghiên cứu thì sao nhỉ? Còn 1 nhóm người nữa: những Tiến sĩ, họ chưa chắc đã phải ra ngoài doanh nghiệp làm Engineering; mà họ vẫn cứ làm giảng viên nghiên cứu.  

Có những giảng viên cả đời làm nghiên cứu mà, chắc chắn là họ rồi! Chắc chắn level của các Giáo sư cũng thuộc tầm cỡ Đấu Vương; họ có bề dày kiến thức và kinh nghiệm rất khủng về nghiên cứu; họ cũng đương nhiên có thể gánh vác những trọng trách quản lý như trưởng/phó khoa nào đó trong trường đại học, hoặc như BKHN thì là viện trưởng/viện phó/... Vậy là các Giáo sư cũng chính là các Đấu vương.

Theo như hoàn cảnh ở VN, như trường BK tôi học chẳng hạn, chỉ thấy Phó giáo sư thôi, chứ tôi còn chưa đc gặp Giáo sư nào; chắc họ lên Bộ công tác hoặc nghỉ hưu hết rồi. Các thầy cô BK cũng tương đối nhiều năm công tác, nghiên cứu sâu sắc. Vậy với những người là Phó giáo sư (như Sư Phụ tôi chẳng hạn), họ là những giảng viên cao cấp, lâu năm, hơn hẳn những Tiến sĩ chứ nhỉ. Có lẽ tu vi chuyên về nghiên cứu của họ cũng ngang với Đấu linh; còn mấy ông Giáo sư thì tương đương với các Đấu vương.

Level 60 - 69 (Đấu hoàng): CEO.

Đấu hoàng - Giám đốc điều hành. Hoặc Tổng giám đốc, hoặc Chủ tịch hội đồng quản trị?

Nếu như Đấu vương - Giám đốc công nghệ - là người có sức ảnh hưởng đến quy mô về công nghệ của 1 tập đoàn, thì Đấu hoàng lại là người ảnh hưởng đến mọi mặt của một công ty/tập đoàn.

Nếu cứ nhìn tiếp theo hướng đi của nhóm các Giáo sư - Đấu vương - chúng ta có thể cảm nhận được nếu 1 nhà khoa học như vậy thì chắc trình của họ phải khủng cỡ các Giáo sư đầu ngành Khoa học máy tính của thế giới cmnr! Chắc phải cỡ mấy ông sáng tạo ra những thứ căn nguyên của Khoa học máy tính kiểu Ngôn ngữ lập trình, đưa ra những mô hình thuật toán cỡ rất khủng khiếp, người tìm ra những mô hình/thuật toán đột phá khiến nền Khoa học máy tính của thế giới đạt được những bước tiến thực sự vượt trội, hay như đấng Linus Tovalds - người tạo ra hệ điều hành Linux. Chắc vậy, họ chắc sẽ là những Đấu hoàng; nghe thôi đã thấy thích vãi rồi! 

Level 70 - 79 (Đấu tông): ????

Nếu như Đấu hoàng là người có tầm ảnh hưởng đến cả 1 tập đoàn công nghệ, hay ảnh hưởng đến cả ngành Khoa học máy tính của nhân loại, thì tôi nghĩ Đấu Tông - level thuộc hàng ngũ thượng tầng của các bậc siêu cấp cường giả - họ phải khủng cỡ ảnh hưởng đến tầm cả một ngành của 1 đất nước ấy chứ.

Hoá thần kỳ nếu như là loại thế lực siêu cấp cường giả ở Nhân giới; thì sau khi phi thăng lên Linh giới, lại chỉ là hàng ngũ thấp nhất. Do đó con đường thiên thu đại đạo vẫn còn dài lắm! 🥱

Cái này tôi sẽ ko nói ra quan điểm của mình, vì nó quá xa vời với những Nguyên Anh tu sĩ chúng ta. Họ là những người ko chỉ điều hành quản lý tập thể như Đấu hoàng, mà họ là những người điều hành quản lý đến tầm cả một đất nước.

Vậy, sau chặng đường cố gắng gian nan, Kỹ sư chúng ta đều chỉ là sâu kiến?

Ko nhé, truyện thôi, chúng ta ko thể nhiễm quá đc lol!

Căn nguyên tồn tại của các đại môn phái ko phải là đệ tử, tài nguyên, mà là các tu sĩ Nguyên Anh kỳ tọa trấn trong môn. Căn nguyên tồn tại của các công ty/tập đoàn công nghệ cũng sẽ phải là những Kỹ sư. Còn tầng lớp cường giả bên trên, giữa họ là những chiến lược phát triển, mưu kế đấu đá trao đổi nước cờ, chúng ta khó mà gây ảnh hưởng đến mức chiến lược thế được. Nhưng ở quy mô kỹ thuật, Kỹ sư chúng ta vẫn cứ là mấu chốt, chứ ko đến mức sâu kiến.

Có điều, cũng giống như trong truyện Đấu phá thương khung vậy, yếu tố "con ông cháu cha" cũng tạo ra ảnh hưởng rất lớn đến vị trí đẳng cấp của người đc thừa hưởng. Tiêu Viêm lên Đấu đế 1 phát, tự nhiên con gái tấn giai 1 phát từ Đấu tông lên Cửu tinh Đấu thánh cơ mà! Đó là effect của thứ gọi là "huyết mạch". 

Chúng ta vừa phải siêu chăm chỉ, siêu thông minh, siêu may mắn (cơ duyên) - chưa kể đến là phải hành động điềm tĩnh, tâm tư cẩn mật (như Hàn Lập) - thì may ra mới gọi là thu hẹp được chút khoảng cách giữa ta và các "cậu ấm" khác. Tưởng tượng đi, họ sinh ra đã ở vạch đích (có kẻ còn phải đi lùi về vạch đích), còn chúng ta chăm chỉ khổ tu, loot đồ, farm bảo vật, cũng còn khướt mà bắt kịp họ! 😆

Tôi ko hề có ý kiến hay chê bai j COCC nhé! Đấy mới là những nơi sinh ra những người trèo chống nền kinh tế của đất nước! Tưởng tượng họ mà lại cũng siêu chăm chỉ, siêu thông minh, siêu may mắn nữa thì sao! Riêng khoản tầm nhìn, mưu mô, tính toán, thì ta cho dù có va vấp nhiều, thì cũng còn TUỔI so vs các tài phiệt họ dạy dỗ con họ! 

Ví dụ như tôi cố gắng vài năm nữa hên xui lên đc Nguyên Anh hậu kỳ đỉnh phong đi, về chuyên môn kỹ thuật, lúc đó coi như tung hoành nhân giới rồi đếy; nhưng lại đi làm thuê ở 1 công ty/tập đoàn nào đó, với Giám đốc công nghệ (hoặc Giám đốc điều hành đi) là con trai của 1 lão tài phiệt nào đó, và thằng con trai đó có thể kém tuổi hơn tôi chẳng hạn. Đó, ai biết đâu. Những kẻ tán tu (tu tiên giả ko thuộc gia tộc tu tiên nào cả) như chúng ta có vẻ cũng vài phần đúng là sâu kiến trong mắt của các đại gia tộc tu tiên, trong mắt các kim phấn thế gia, trong nhân thế này thật! 😂 

Tuy nhiên, sâu kiến thì kệ sâu kiến chứ, chúng ta ko cần cứ phải khổ sở tìm cách tranh phong với các siêu cấp cường giả. Cứ việc độc bước khắp thiên hạ, chỗ nào ngon thì ở, ko hợp nữa thì đi. Khi còn Luyện Khí, chúng ta cần có môi trường để học tập rèn luyện; nhưng khi đã Kết Đan, chúng ta phải chọn môi trường thích hợp để thi triển tài năng. Làm ở nước ngoài cũng đc; làm ở trong nước cũng đc. Ở đâu chúng ta cũng cân được hết; ở đâu thì tài hoa cũng sẽ nở rộ được! Học tập ở nước ngoài là một chuyện, về nước làm việc hay ko lại là chuyện khác, ta ko cần quan trọng hóa hay nâng cao quan điểm, vì đó là sự tự do cá nhân. Nhưng tôi rất miệt thị các thành phần kiểu "về nước thì làm j có môi trường để phát triển". Tài giỏi thì phải biết tự tạo thế cho mình chứ sao phải sợ ko có môi trường, đến các Senior Dev còn ko ngại bất cứ nhiệm vụ kỹ thuật nào nữa là! Chả có cái j gọi là "điều kiện lý tưởng" cả, ko biết thích nghi thì chỉ có đường chết thôi.

Và, những người chỉ điểm cho chúng ta, họ cũng sẽ rất vui mừng nếu chúng ta ngày một tiến bộ. Có những người vì số đen hoặc do tính cách ko đc chân thành cho lắm, nên có thể mãi cũng ko gặp đc người nào sẵn lòng chỉ điểm cho 1 con đường sáng để yên tâm tiến bước. Những lãng khách độc bước như vậy, ko có đc sự chỉ điểm từ bất cứ ai, từ bất cứ nguồn thông tin chỉ dẫn nào, mà vẫn tấn giai được lên Kỹ sư, thì đúng là ko phải loại đơn giản. Trong muôn trùng kiến thức như vậy, biết học cái nào trc, cái nào sau, biết học từng cái như thế nào, ...? Nghĩ thôi tôi cũng thấy chặng đường vòng vèo và tối om như vậy mà họ cũng vượt qua đc thi thật đúng là kinh người. Kiến thức và kinh nghiệm của họ là hoàn toàn học đc từ thực tế đau đớn mà họ trải qua.

3 năm tu luyện :: Nguyên Anh sơ kỳ.

Về phần tôi, tuy rằng tư chất bình phàm, nhưng thời trẻ con cũng đc Bố Mẹ tạo điều kiện cho tự thân học tập, cũng đạt đc 1 vài thành tựu kHa kHá (nhưng quá là very simple so với dân gà chọi), rồi đỗ vào lớp KSTN-CNTT BKHN. Nhưng do ngủ nướng trên chiến thắng quá say, nên sau ôm nhục nhã khi bạn bè cùng lớp đại học ra trường hết rồi mà mình vẫn còn tạch lên tạch xuống mấy môn Toán cao cấp + Vật lý điện tử. Rồi ko biết đi tiếp thế nào, tôi đã mò mẫm đi thực tập cho startup Umbala Network, chắc là trở thành 1 trong những người đầu tiên trong chuỗi mắt xích mấy chục nghìn thành viên j đó của 1 cô bé đang làm quản lý nhân sự j đó cho ông sếp nào đó ở PNJ. Ở đây 4 tháng, 1 ông anh mentor đồng hương đã dạy (đúng, là dạy lại) tôi những thứ của những kẻ thuộc từ 4 - 7 đoạn đấu khí! Song song với đó, tôi cũng vẫn duy trì nội công Algorithm theo cách của riêng mình (bí mật ko bật mí).

Sau 4 tháng, tôi thiết kế lại CV cho đẹp đẹp 1 chút, và CV được tìm thấy bởi 1 anh SOC Manager của CMC Infosec. Lúc này tôi đứng trước 2 ngã rẽ. Có lẽ đây là 1 trong những ngã rẽ đóng vai trò quan trọng nhất trong cuộc đời và sự nghiệp của tôi chăng?
  • Vào làm về 1 cái j đó mình chưa biết đâu vào đâu, và mới hoàn toàn với mình; ở 1 công ty Product về Security. Đúng với cái đam mê hacker từ ngày bé tí; lương đủ sống và trả tiền học lại, không kèm theo hứa hẹn j nghe sướng tai cả.
  • Vào làm dev C++ chuyên sâu ở 1 công ty Outsource của Nhật Bản tại VN. Xa rời cái đam mê hacker nhưng vẫn cùng hướng với đam mê lập trình; lương khá cao so vs tầm sv mới ra trường (dù tôi bảo tôi còn nợ 1 môn và chưa tốt nghiệp) và đầy hứa hẹn về cuộc sống cũng như sự nghiệp sau này bên Nhật (dù chả biết có suôn sẻ thế thật hay không).
Cuối cùng, chả hiểu sao, tôi đã chọn đi theo cái đam mê thuở bé tí: CMC Infosec. Và từ lúc này về mãi sau này - khi đã Nguyên Anh sơ kỳ - tôi mới nghĩ lại cái ngã rẽ này và tự hỏi, nếu ngày đó mình lựa chọn con đường còn lại, thì bây giờ mình sẽ như thế nào? Thật khó mà hình dung ra được!

Vào đây, tôi bắt đầu 1 chặng đường mới với mentor trực tiếp chính là 1 thanh niên bằng tuổi tôi! Vâng, bằng tuổi tôi, nhưng đạo hạnh hắn ta rất cao, so về Engineering thì ko thanh niên nào lớp đại học của tôi sánh bằng! Tự thấy sao mình rẻ rúng thế! Sau 1 tháng tự nghiên cứu căn bản và 3 tháng làm thực tế vừa làm vừa hoàn thiện, cơ bản tôi thấy được mình đã đủ tư cách đạo hạnh để đột phá chính thức trở thành 1 Đấu giả! (tuy rằng vẫn chưa tốt nghiệp). Lúc này, tôi thấy, sâu sắc về Algorithm thì có ứng dụng khỉ gió j vào ngành của mình? Những cường giả hàng đầu ngành An toàn thông tin này đâu có cần phải học Thạc sĩ hay Tiến sĩ đâu, toàn là kiến thức và kinh nghiệm có được từ việc phải làm thực tế cực nhiều! Đó cũng chính là khoảng thời gian cuối năm 2018 đầu 2019. 
Khoảng thời gian này - bây giờ soi lại mà nhận định - chính là khoảng thời gian vô ích nhất kể từ khi tôi bắt đầu mò mẫm đi làm. Ko người chỉ điểm, bơi ko có định hướng, thu đc 1 mớ bòng bong kiến thức tuy ko đến mức rác rưởi nhưng cũng chẳng ra đâu vào đâu. Nhưng đau đớn thay, với hiểu biết nông cạn của cái thằng 9 đoạn Đấu khí, bản thân tôi lúc đó lại nghĩ rằng mình tự học đc khá nhiều kiến thức hay ho. Con mẹ nó, curse this! Đéo thể tưởng tượng nổi hồi đó còn thần cmn thánh CEH, rón ra rón rén đọc cái tài liệu của nó xong rồi take note lại đc mấy module đầu mới vãi chứ! Đần độn hết chỗ!

Sau, tôi được giao cho tự nghiên cứu lĩnh vực mới để tiếp tục phát triển tiếp các chức năng cho hệ thống SOC mà sếp Triệu Trần Đức - cửu tinh Đấu Hoàng đỉnh phong - giao lại. Từ đó, tôi đã tự học và code về nó rất rất nhiều, về cả Algorithm lẫn Engineering. Đây là khoảng thời gian tryhard đầu tiên kể từ khi tôi đi làm. May mắn là mấy thằng bạn đại học đều biết cái lĩnh vực này; hơn thế nữa lại có 1 cậu bạn (đang học MSc bên KAIST) đã chỉ điểm cho tôi ko sa vào mấy cái thứ bàng môn tà đạo của lĩnh vực này. Tuy tiến cảnh rất chậm rãi nhưng phi thường chắc chắn. Sau 3 tháng nghịch đủ trò, khi thì code, khi thì làm Toán, khi thì trao đổi chiêu thức vs bọn bạn đại học, tôi thấy tu vi đã tịnh tiến đáng kể và bắt đầu bắt tay vào code product luôn. Đến bây giờ, tuy lâu ngày chưa động lại đến nó, nhưng với căn cơ vững chắc mà ngày đó đã xây dựng, tôi chưa bao giờ có cảm giác e dè khi gặp 1 bài toán/mô hình thuật toán/kỹ thuật mới của lĩnh vực đó!
Và rồi càng nghiên cứu, tôi lại càng nhận thấy Algorithm cùng Engineering chính là 2 cái trụ lớn của 1 Kỹ sư, thiếu 1 trụ thì chính là mất đi 1 cánh tay, thọt 1 trụ chính là thọt 1 chân. Và cho đến lúc nghỉ việc để chuẩn bị đi học tiếp Thạc sĩ để hoàn thiện Algorithm, tôi đã đạt được lên Luyện Khí hậu kỳ đỉnh phong (cửu tinh Đấu giả - level 19); cơ bản đủ sức chuẩn bị đột phá lên Trúc Cơ. Đây là tầm đầu 2020. Hí hửng nghỉ việc chuẩn bị đi học tiếp thì xong 1 cái, vẫn bị cho tạch môn Vật lý điện tử khốn kiếp. Và như mọi khi, phải học lại thôi, chứ chả lẽ bỏ học BK! Đúng là cay cú, nhục nhã, vướng xác mà! Cũng khoảng thời gian này, tôi đọc xong Đấu phá thương khung này! Ôi, những ngày tryhard ở Ma thú sơn mạch, nhớ Vân Chi quớ! Nhận thấy sự quan trọng thực sự của Algorithm, trong suốt thời gian này, tôi vẫn luôn ko ngừng duy trì nội công Algorithm theo cách của riêng mình, ko để thua kém bất cứ 1 thanh niên đang học Thạc sĩ nào cả.


Rồi sau đó, chính là covid-19! Hên vl, may chưa bay khỏi VN! Nhưng, đi tiếp như nào đây? Con đường tiếp theo tối om; chưa ra được trường vì cái môn khốn kiếp kia, dịch bệnh dai dẳng biết khi nào hết? Học j tiếp, làm j tiếp? Vậy là về quê cách ly 1 tháng và chơi Dark Souls III. Rồi lúc này may mắn những người ae của tôi + sư huynh chi giao trước đây (và đương nhiên còn Sư Phụ luôn động viên bên tôi nữa) sẵn sàng giúp đỡ, chỉ điểm, cùng tiến, và giúp tôi dần dần có khả năng tự thắp sáng lên con đường núi non trùng điệp phía trước, con đường đạt đến đẳng cấp của 1 cường giả Nguyên Anh hậu kỳ đỉnh phong, thậm chí là Hoá Thần kỳ siêu cấp cường giả! Thật may mắn vì có người chỉ điểm! Có người chỉ điểm, chúng ta sẽ rút ngắn đáng kể về thời gian và quãng đường học tập.

Nhớ hồi đó, sau 1 buổi phỏng vấn để quyết định xem có cho tôi học thi OSCP (1 chứng chỉ thể hiện level Trúc Cơ sơ kỳ của các ae làm chuyên sâu về mảng Offensive) hay ko, 1 ông kỹ sư già người Nhật đã hỏi chốt: "mày mới 25 tuổi, mà đã có kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực CNTT như vậy, nhưng sao mày ko chọn các doanh nghiệp nước ngoài, hay thậm chí là làm việc tại nước ngoài với mức đãi ngộ cao hơn hẳn ở đây?"
Rep: "dạ, chắc là vì tình yêu quê hương đất nước ạ."

Kẻ đa tình như ta, phong lưu yêu cả thiên hạ.

Sự thật: đã thoát khỏi cái ngục tù BK quái đâu, vẫn đang học lại cái môn Vật lý điện tử khốn kiếp. Như vậy thì đi đâu cho đc! Tôi chỉ là phàm nhân thôi, ko có bản lĩnh dám vứt bỏ cái bằng đại học như những người xuất chúng đc. Mà đã là "phàm nhân tu tiên" thì ko thể có nhiều "thanh xuân" để mà sai lầm đc. Bị dồn ép vào đường cùng thế này, ngoài việc đi 1 bước tính 1 bước ra thì còn có thể làm j hơn!

Khi tôi tốt nghiệp đại học, vài tháng sau buổi phỏng vấn đó, cũng đã 2 năm kể từ ngày bắt đầu đi làm. Level của tôi lúc đó được kết hợp như 1 kẻ Biến dị linh căn: Kết Đan trung kỳ! Câu chuyện đột phá Nguyên Anh sơ kỳ còn ở phía sau; đó là 1 trong những khoảng thời gian rush vui nhất cuộc đời tôi. Từ khi sinh ra đến giờ, tôi mới chỉ có 2 lần rush, và 2 lần đó đều thành công ngoài mong đợi.
  • Lần 1: Ôn thi đại học trong hơn 30 ngày. Đi thi làm bài Lý Hóa mỗi môn nửa tiếng.
  • Lần 2: Ôn thi OSCP từ 1 thằng ko biết j về Offensive trong chưa đầy 2 tuần cách ly Covid-19.
Rush đem lại cảm giác thách thức cực mạnh cho tôi; nó khiến tôi kích thích và thấy cực kỳ thống khoái khi mission completed! Tuy nhiên, tôi cũng chưa bao giờ khuyến khích việc rush! Bị ép buộc thì mới phải rush thôi; chứ nếu có tính toán kỹ từ đầu thì việc quái j phải rush. Ngay như việc 3 năm tu luyện, đột phá từ 1 thằng 2 đoạn đấu khí đến Nguyên Anh sơ kỳ như này, bản thân hành trình đó cũng là 1 hành trình rush đầy cay đắng rồi!

3 năm hẹn ước, cuối cùng cũng hoàn thành, ko làm nhục mệnh thêm nữa!


Nghĩ lại; trong con đường học tập và sự nghiệp của tôi; cũng đã có vài lần tôi thử đi chếch ra khỏi niềm đam mê thuở bé. Tuy nhiên không hiểu sao cuối cùng rồi tôi cũng quay lại với nó. Cho đến bây giờ, khi đã tạm đủ để cảm thấy mình cường mạnh toàn diện vài phần về Computer Science rồi, thì tôi mới nhận thấy rằng Security thực sự rất rộng lớn. Nếu coi Computer Science là 100% thì Security nó phải là 50% (thậm chí là hơn ấy chứ); nó phủ vào toàn bộ các lĩnh vực khác của Computer Science; từ lý thuyết cho đến ứng dụng, từ phần cứng cho đến phần mềm; vì bất cứ cái j cũng cần được đảm bảo an toàn.

Do đó trong tương lai, trước khi Hóa Thần hậu kỳ đỉnh phong viên mãn, nếu có lúc nào đó mà bản thân cố tình "đi chếch" ra khỏi cái đam mê thuở nhỏ này, thì tôi cũng sẽ coi đấy là đi học thêm những cái mới để tăng cường thêm độ bao phủ kiến thức của Security của mình vào lĩnh vực đó. 3000 đại đạo, trăm sông đều sẽ đổ về một biển lớn! Niềm đam mê thuở nhỏ, cho dù đấy là duyên hay là nợ, thì tôi cũng thấy rất vui khi mình có hiểu biết về nó; dù nó có rộng, khó học và khó giỏi hơn so vs các lĩnh vực khác thế nào đi nữa.

Kết.

Có thể mỗi ngành, mỗi nghề, đều sẽ có những thang đo sức mạnh như này. Nên nếu xét chung về năng lực của một người, tôi cũng ko xem xét được năng lực của một người làm việc ở ngành nghề khác là như nào. Ví dụ bảo đi so tu vi của tôi với 1 tu vi của 1 ông làm về mặt quản lý hay kinh tế thì đúng là so khối lượng với thể tích; ko khả thi. Và tôi cũng rất nể những người có kỹ năng quản lý thượng thừa. Đc làm mãnh tướng dưới chướng họ, tôi thấy mình đc triển lộ tài hoa 1 cách thực sự!

Bài viết cũng khá dài rồi, đọc đến đây thì tôi rất cảm ơn vì bạn đã dành thời gian đọc 1 bài viết Tiên hiệp kHá xàm! Đó đều chỉ là quan điểm cá nhân. Mỗi người sẽ có cách nhìn nhận riêng về năng lực CNTT của người khác, và tôi sẽ nhìn tu vi của người khác theo thước đo như vậy, cũng luôn lấy thước đo này ra làm mục tiêu rèn luyện trên con đường thiên thu đại đạo. Chắc cũng nhiều bạn đã tự định hình được level của bản thân đang ở tầm nào, và mình còn bao xa cũng như bao khó khăn để đạt đến level của cường giả Nguyên Anh kỳ, đủ để bắt đầu nghĩ dần đến việc tung hoành nhân giới! Nhiều kẻ cũng dị, kìm nén tu vi bản thân trc mặt người khác mới gk3 (ko chấp mấy Đấu sư văn vở với chân thực lực Đấu giả)!

Chặng đường tiếp theo, chặng đường để đạt đến Nguyên Anh hậu kỳ đỉnh phong vẫn còn dài và gian nan lắm. Nhưng chí ít thì chặng đường này tôi đi cũng có vẻ kHá thẳng và có ánh đuốc như những j tôi đã mô tả trong bài viết!


Nhận xét

  1. Bài viết khá hay, dài và tâm huyết, tác giả hẳn cũng có cơ duyên được tu luyện qua nhiều môn phái chịu nhiều khổ ải mới có thể tổng hợp và đúc kết lại đc như trên. Respect, Good Job. Về nhận xét tác giả nên tách ra làm mộ quyển tập gồm nhiều chap để phân nội dung cho từng chap, đặt tên là từ thi ngã độc tôn đấu cường code giả kiểu thế. Bài viết có cái nhìn khá rộng về nhiều mảng trong ngành cntt nhưng lại chưa đi sâu vào so sánh từng ngành cũng như lý do tác giả chọn an toàn thông tin làm môn phái tu luyện đến cuối đời, có thể do nó ab toàn. Thêm nữa phần phân cấp có thể thêm những người thật việc thật vào cho nó sinh động. Đánh giá 8/10, good job 👍.

    Trả lờiXóa
  2. Em đang là sinh viên ngành an toàn thông tin. Em đang truy tìm vài bí kỹ, công pháp để học thì hữu duyên gặp được cao thủ như anh. Thật sự rất may mắn khi gặp 1 đạo hữu cùng ngành, cùng sở thích đọc truyện tiên hiệp. Cũng rất khâm phục đạo hạnh cao thâm trong ngành của sư huynh cùng với sự sáng tạo, tâm huyết của sư huynh khi đưa được các đặc điểm, yếu tố IT vào trong truyện để mọi người có cách nhìn sinh động hơn về IT. Qua đôi lời tâm tình này, với 2 phần ngại ngùng, 3 phần ngưỡng mộ cùng với 5 phần tự tin, em mạo muội nhờ anh trong thời gian rảnh có thể chỉ điểm cho em hoặc đơn giản hơn là giúp e giải đáp 1 vài thắc mắc không tiện nói trong blog ạ, e có để link facebook ở dưới đây, mong anh addfriend em ạ, cảm ơn anh.
    https://www.facebook.com/luc.nguyencong.714/

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào em. Con đường tu đạo thì hung hiểm; kiến thức Security so vs các chuyên ngành khác của CNTT thì nhiều và rộng lớn hơn Vô Biên hải; chủ động chăm chỉ tự học càng sớm thì càng tiết kiệm thời gian.
      Nguyên Anh sơ kỳ thì cũng ghê thật đấy, nhưng vẫn còn bình thường lắm so vs các siêu cấp cường giả trong ngành Security của nước mình. Và mình cũng vẫn còn đang phải tự học rất nhiều; cũng còn rất nhiều thứ để học.
      Nên nếu cần trao đổi thì có thể email cho mình qua cuongbv765@gmail.com; rảnh mình sẽ giải đáp nếu có thể.

      Xóa
  3. Chào anh, bài này anh viết lúc 25 tuổi mà trình độ hiểu biết cao quá. Em có lẽ chắc chỉ thua anh khoảng 1, 2 tuổi thôi, nhưng tu vi còn yếu quá :v. Làm được 3 năm cho công ty product mà thấy trình độ thăng tiến không nhanh và cũng không vững. Anh có thể so sánh giữa công ty product và outsource được không ạ? Em không biết có nên vào công ty outsource để luyện tay nghề lên nhanh hơn không? Anw, anh có thể share github profile không ạ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. À mà em làm bên software engineer chứ không phải security engineer, anw lên đến cấp Senior Dev ở trong bài thì e thấy lộ trình khá giống nhau.

      Xóa
    2. Product ở VN thì phải mấy cty có hệ thống lớn mới có bài toán lớn cần giải quyết để tăng tiến năng lực nhanh. Ví dụ như các cty telecom, họ muốn build hệ thống private native cloud để cung cấp cho các khách hàng lớn của họ, thì họ phải dùng kết hợp các công nghệ mới và triển khai trên quy mô lớn, chứ mấy cty phần mềm bán lẻ thì quay đi quẩn lại cũng chỉ là devops, cicd quy mô nhỏ.

      Outsource thì như nhau, nên khi chưa senior thì làm ở cty outsource nước ngoài ở VN thì hơn (vì lương cao hơn), sau nếu muốn vào mấy cty outsource lớn của VN mới có giá trị để deal lương.

      Ko phải quảng cáo cho cty, nhưng mình thấy ổn áp nhất thì ae coder cứ nhắm các bank lớn như Techcombank mà làm. Vừa có cơ hội xây dựng hệ thống corebanking (đưa vào cv để gáy khi phỏng vấn), lại vừa có mức đãi ngộ ok so vs mặt bằng hiện giờ ở VN. Chưa kể nếu bạn giỏi thì công việc khá nhàn.

      Đương nhiên outsource hay product thì ở đâu cũng có người giỏi người kém, hệ thống vững và hệ thống lởm thôi. Kể cả ở bank hay các cty lớn thì cũng ko thiếu các vị expert/senior code lởm.

      Hên xui, nên chăm đi phỏng vấn để có cơ hội trao đổi chiêu thức vs các techlead hoặc head engineering của các bên. Ngồi pv ko phải 1 bên cứ hỏi còn 1 bên chỉ biết trả lời. Bạn cứ mạnh dạn hỏi ngược lại họ các khúc mắc kỹ thuật trong lúc phỏng vấn với 1 tinh thần ham học hỏi và kính trọng tiền bối. Đó là cách để nghe họ chia sẻ về kinh nghiệm và hệ thống bên họ, cũng là cách nâng cao kinh nghiệm và biết đc ông nào thực tài ông nào gáy bẩn.

      Git của mình lâu nay ko có public project, bạn xem cũng ko tiếp thu đc nhiều đâu: github.com/buivancuong

      Xóa
    3. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

      Xóa
    4. Thank you anh, những kiến thức rất bổ ích. Có thể cho em hỏi thêm các ví dụ về các engineering problem khó trong hệ thống Banking và cách giải quyết qua kinh nghiệm của anh không ạ? Thật sự nếu được thì rất mong chờ anh viết luôn một bài chia sẻ về những trải nghiệm của anh trong môi trường Banking luôn kkk.

      Xóa

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

C++ Con trỏ (Pointer) toàn thư: Phần 4: Con trỏ "đa cấp". Đánh nhau bằng con trỏ.

Vừa ngộ ra sự vi diệu của Padding Oracle Attack thì được tin crush hồi lớp 12 sắp cưới.